Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 2 – Thường thức mĩ thuật : Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 18 tháng 11 2019 lúc 15:25:00


Mục lục
* * * * *

Câu 1

Hãy nêu sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

Lời giải:

Việt Nam được xem là 1 trong những cái nôi của loài người, có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ.

+ Thời kì đồ đá: (xã hội nguyên thủy)

     - Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội ( Hòa Bình ): là dấu ấn đầu tiên của nền mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam. ( 3 Hình khắc trên vách đá sâu 2cm, đường nét dứt khoát . Mặt người được diễn tả với góc nhìn chính diện, có sừng cong ra hai bên như hóa trang, một vật tổ mà người nguyên thủy thờ cúng. Người nam ở giữa, khuôn mặt to vuông chữ điền, long mày rậm. Người nữ mặt nhỏ đường nét bầu bĩnh hơn hình nam và không có chân mày..)

        - Hình mặt người trên đá cuội ở Na-ca ( Thái Nguyên )

        - Các công cụ sản xuất bằng đá tìm thấy ở Phú Thọ, Hòa Bình..

+ Thời kì đồ đồng : sự xuất hiện của đồng và sau đó là sắt, Việt Nam cơ bản từ hình thái xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh.

         - Các công cụ sản xuất bằng đồng được chạm khắc, tạo dáng và trang trí kết hợp nhiều kiểu hoa văn, phổ biến là song nước, thừng bện và hình chữ S…

        - Nhiều đồ trang sức và tượng nghệ thuật ( tượng cổ nhất được tìm thấy là tượng người đàn ông bằng đá ở Vân Điển, Hà Nội ).

        - Trống đồng Đông Sơn được xem là trống đồng đẹp nhất tạo dáng và nghệ thuật chạm khắc bố cục trống là những hình tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa. Hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài ( giả gạo, chèo thuyền, chiến binh, vũ nữ..) thống nhất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.

Câu 2

Kể tên một số hiện vật mĩ thuật của thời kì trên

Lời giải:

-       Thời kì đồ đá : rìu, chày

-       Thời kì đồ đồng : dao, giáo, mũi lao, thạp…


Được cập nhật: hôm kia lúc 21:48:14 | Lượt xem: 628