Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 11, 12, 13, 14, 15, 16 trang 151 SGK Vật lí 9

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương Vào 23 tháng 5 2019 lúc 15:31:03

Lý thuyết

Câu hỏi

Bài 11 (trang 151 SGK Vật Lý 9): Kính lúp là dụng cụ dùng để làm gì? Kính lúp là loại thấu kính gì? Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm gì?

Bài 12 (trang 151 SGK Vật Lý 9): Hãy nêu một ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ.

Bài 13 (trang 151 SGK Vật Lý 9): Làm thế nào để biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những ánh sáng màu nào?

Phương pháp: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Bài 14 (trang 151 SGK Vật Lý 9): Làm thế nào để trộn hai ánh sáng có màu khác nhau? Sau khi trộn, màu của ánh sáng thu được có phải là một trong hai màu ban đầu hay không?

Bài 15 (trang 151 SGK Vật Lý 9): Chiếu ánh sáng đỏ vào 1 tờ giấy trắng, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Nếu thay bằng tờ giấy xanh, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì?

Bài 16 (trang 151 SGK Vật Lý 9): Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào các ruộng muối rồi phơi nắng. Người ta đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng? Tác dụng này gây ra hiện tượng gì ở nước biển?

Hướng dẫn giải

Bài 11: 

- Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ.

- Kính lúp là loại thấu kính hội tụ.

- Tiêu cự của kính lúp không được dài hơn 25cm.

Bài 12: 

- Nguồn phát ra ánh sáng trắng: Mặt Trời, đèn điện, đèn ống,...

- Cách tạo ra ánh sáng đỏ: Đèn led đỏ, chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, bút laze phát ra ánh sáng đỏ,...

Bài 13: 

Chiếu chùm sáng phát ra từ đèn ống đến một lăng kính hay mặt ghi của một đĩa CD.

Bài 14: 

- Ta chiếu hai chùm sáng màu vào cùng một chỗ trên mặt một màn ảnh trắng hoặc cho hai chùm sáng đó đi theo cùng một phương vào mắt.

- Sau khi trộn, màu của ánh sáng thu được không phải là một trong hai màu ban đầu, kết quả ta thu được một ánh sáng có màu khác với màu của hai ánh sáng ban đầu

Bài 15: 

- Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng, ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ.

- Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy xanh, ta sẽ thấy tờ giấy gần như có màu đen.

Bài 16: 

- Người làm muối đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời

- Tác dụng này gây ra hiện tượng bay hơi ở nước biển.

Update: 23 tháng 5 2019 lúc 15:31:03

Các câu hỏi cùng bài học