Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bạch cầu miễn dịch

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 13:18:54 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 6:49:45 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 481 | Lượt Download: 3 | File size: 0.034258 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN THAO GIẢNG

Tên bài dạy: BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH

Tuần: 7 Ngày soạn :17/10/2018

Tiết: 14 Ngày giảng:19/10/2018

Môn: Sinh học Lớp: 8/2

Người dạy: Nguyễn Thị Phương Lan

Tổ: Tự nhiên 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS trả lời được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm.

- Trình bày khái niệm miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, khai thác tìm kiến thức, khái quát hóa kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.

3. Thái độ : Ý thức bảo vệ, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC LỒNG GHÉP

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích được cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của bạch cầu.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

- Kĩ năng ra quyết định rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

  • Dạy học nhóm, động não, trực quan, vấn đáp- tìm tòi, khăn trải bàn.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

  1. Giáo viên

- Tranh phóng to các hoạt động của bạch cầu

- Đoạn video về các hoạt động của bạch cầu

- Sơ đồ tuy duy điền khuyết về các hoạt động của bạch cầu, miễn dịch

- Phiếu thảo luận nhóm

2. Học sinh

Nghiên cứu bài mới trả lời các câu hỏi sau:

- Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

- Tế bài B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

- Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

- Miễn dịch là gì?

- Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

V. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chọn 8 em (mỗi nhóm 2 em) tham gia trò chơi “ cầu - khuẩn tranh đấu”

Thể lệ: một nhóm có tên là “Bạch cầu” được GV trao cho mỗi bạn 1 cái bánh có dán tên của mỗi bạn. Bánh được để tập trung trên bàn. Nhóm còn lại có tên “ Vi khuẩn”, nhiệm vụ của nhóm là tìm cách tấn công vào nhóm “ Bạch cầu” để lấy bánh trên bàn. Nhóm “Bạch cầu” có nhiệm vụ bảo vệ bánh trên bàn đặc biệt bánh có tên mình, nếu bánh bạn nào bị cướp coi như bạn đó bị loại. Thời gian để giữ và cướp bánh là 3 phút.

- Cho HS xem hình ảnh bàn tay bị vết rách nhỏ, yêu cầu HS cho biết sau một thời gian vết rách đó như thế nào?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- HS đưa ra ý kiến của mình

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp thành nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí) thực hiện yêu cầu sau:

- Quan sát hình 14.1, 14.3, 14.4 , xem các đoạn video và nghiên cứu thông tin SGK.

- Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

- Tế bài B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

- Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

- Hoàn thành sơ đồ tư duy về các hoạt động chủ yếu cảu bạch cầu.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.

- Yêu cầu HS giải thích vấn đề nêu ra ở đầu bài

II. Miễn dịch

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Đưa ra ví dụ: Bệnh đau mắt đỏ do virut gây ra, nên bệnh dễ lây từ người này sang người kia, nhưng trong thực tế có một số người bị nhiễm bệnh nhưng cũng có một số người lại không bị nhiễm bệnh đó (miễn dịch). Vậy miễn dịch là gì?

- GV chia lớp thành nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).

- GV yêu cầu:

+ Nghiên cứu thông tin SGK

+ Hoàn thành sơ đồ tư duy về miễn dịch.

+ Phân tích ví dụ nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gọi một HS trả lời khái niệm miễn dịch

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Mỗi HS quan sát kênh hình, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.

- HS trả lời.

- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.

- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.

- Vận dụng kiến thức vừa học giải quyết vấn đề vừa nêu ra

II. Miễn dịch

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Mỗi HS tự phân tích ví dụ rút ra kiến thức

- Mỗi HS quan sát kênh hình, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời

- HS trả lời.

- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.

- HS trả lời.

- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.

- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: thực bào, tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

II. Miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc 1 số bệnh dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.

- Miễn dịch:

+ Miễn dịch tự nhiên: * Miễn dịch bẩm sinh

* Miễn dịch tập nhiễm

+ Miễn dịch nhân tạo

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đưa ra tình huống thực tế sau: chị A hiện đang ở thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ. Chị có con nhỏ được 4 tuổi nhưng chị không cho con đi tiêm phòng văc – xin. Cán bộ nhiều lần đến khuyên chị đưa con đi tiêm phòng vắc xin nhưng chị không chịu đi vì cho rằng: “ Khi nào đau cúng sẽ hết thôi”. Em hãy đóng vai y tế thôn bán đến thăm và giải thích cho chị A hiểu được lợi ích của việc tiêm phòng.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV nhận xét cách HS tham gia trò chơi và cách vận dụng kiến thức đã học vào tình huống thực tế.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Vận dụng kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề đặt ra

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu mỗi HS đọc thông tin mục “ Em có biết?” để tìm hiểu về HIV/AIDS. Trả lời câu hỏi sau:

- HIV gây nhiễm trên tế bào nào?

- HIV gây hại như thế nào cho người bị nhiễm và xã hội?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau.

- GV phân tích câu trả lời của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin SGK mở rộng kiến thức trả lời câu hỏi

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi hoặc nộp vở bài tập cho GV.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

A. Bạch cầu mônô

B. Bạch cầu ưa axit

C. Bạch cầu ưa kiềm

D. Bạch cầu limpho

Câu 2. Kháng nguyên là:

A. những phân tử protein do cơ thể tiết ra

B. phân tử protein đặc hiệu

C. những phân tử ngoại lai

D. phán tử protein

Câu 3. Miễn dịch là:

A. khả năng cơ thể dễ bị nhiễm một bệnh nào đó

B. khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó

C. hiện tượng cơ thể đã bị nhiễm bệnh

D. hiện tượng cơ thể đã bị lây bệnh từ vùng đang dịch

Câu 4. Tiêm vắc- xin để phòng bệnh là:

A. miễn dịch tự nhiên

B. miễn dịch tập nhiễm

C. miễn dịch bẩm sinh

D. miễn dịch nhân tạo

Câu 5. Bạch cầu limpho B chống lại kháng nguyên bằng cách:

A. tiết ra kháng nguyên

B. phá hủy tế bào nhiễm bệnh

C. tiết ra kháng thể

D. thực bào

Câu 6. Kháng nguyên và kháng thể tương tác với nhau theo cơ chế:

A. cho và nhận

B. ổ khóa và chìa khóa

C. đối lập

D. thực bào

Câu 7. Bạch cầu có đặc điểm:

A. màu hồng, hình đĩa, lõm hai mặt

B. trong suốt, có nhân

C. màu trắng, hình cầu

D. chỉ là các mảnh chất tế bào

Câu 8. Virut HIV gây nhiễm trên:

A. bạch cầu limpho B

B. bạch cầu limpho T

C. hồng cầu

D. bạch cầu mônô

Câu 9. Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:

A. thực bào, tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh

B. thực bào, tiết kháng nguyên vô hiệu hóa kháng thể, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh

C. miễn dịch, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh`

D. thực bào, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh

Câu 10. Virut HIV tấn công và gây nên hậu quả gì?

A. Làm tăng khả năng miễn dịch

B. Gây nên bệnh quai bị

C. Làm suy giảm miễn dịch

D. Gây nghiện ma túy

* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4