Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 7 2020 lúc 10:46:50


Mục lục
* * * * *

1. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

2. Lập bảng niên biểu phong trào Cần Vương (1885-1896):

3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ( Đến năm 1918)

Những nội dung chủ yếu

1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp đòi hỏi phải có nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam giàu sức người sức của đã trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp

2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ?

Nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp một phần thuộc về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn. Chính thái độ không kiên quyết, ảo tưởng và thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế đã làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp

3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta ?

- Quy mô : Khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

- Hình thức và phương pháp đấu tranh : Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với trueyefn thống đấu tranh của dân tộc)

- Tính chất : là cuộc đấy tranh giải phóng dân tộc

- Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta mãnh liệt, không gì tiêu diệt được

4. Những chuyển biến về tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX ?

- Nguyên nhân sự chuyển biến : tác dụng của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật Bản

- Những biểu hiện cụ thể :

    + Về chủ trương, đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản)

    + Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách

    + Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

5. Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

   + Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

   + Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

   + Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

   + Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

   + Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

6. Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành

- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Tất Thành đã làm rất nhiều nghề, đi qua rất nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau, từ các nước đế quốc thực dân đầu xỏ cho đến các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu trên thế giới. Trong quá trình đó, Người nhận thấy rằng ở đâu đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, người làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.

- Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người.

⇒ Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga làm chuyển biến tư tưởng và là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.


Được cập nhật: hôm qua lúc 13:03:21 | Lượt xem: 598

Các bài học liên quan