Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 8 tháng 7 2020 lúc 11:21:57


Mục lục
* * * * *

I. Khái quát nội dung câu chuyện

- Tình hình tôn giáo ở VN.

   + Có nhiều loại tôn giáo, tín ngưỡng.

   + Gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành.

-Nhà nước ta có các chính sách bảo vệ tín ngưỡng và tôn giáo.

- Các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

=> Ý nghĩa: Tín ngưỡng và tôn giáo ở đất nước nào cũng có, tuy nhiên ỏ Việt Nam mang màu sắc riêng. Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo với những chính sách thích hợp khích lệ hoạt động tôn giáo lành mạnh, giúp phát triển đất nước.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm:

- Tín ngưỡng: lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)

- Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

- Tôn giáo cụ thể được gọi là Đạo (Đạo Phật, Thiên Chúa).

- Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.

Thắp hương thờ cúng tổ tiên thuộc tín ngưỡng.

2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Công dân có quyền theo, không theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo nào; khi đã theo có quyền thôi không theo, bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.

2.3 Trách nhiệm của công dân: Chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Tôn trọng nơi thờ tự: Chùa, miếu, đền, nhà thờ.

- Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

2.4. Nghiêm cấm: việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.


Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 6:23:41 | Lượt xem: 436