Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 7 2020 lúc 10:09:46


Mục lục
* * * * *

I. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA SẺ

- Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát.

- Từ năm 1840-1842, thực dân ANh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc:

+ Đức chiếm tỉnh Sơn Đông.

+ Anh chiến vùng châu thổ song Dương Tử.

+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

+ Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc.

Sự phân chia vùng ảnh hưởng ở Trung Quốc của các đế quốc ( Nguồn: Internet)

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đấu thế kỉ XX

- Cuộc vận động duy tân ( 1898), Khang Hữu Vi và Lương Khả Siêu chủ trương. Cuộc cải cách thất bại vì lực lượng của phái Duy tân quá yếu.

- Phong trào Nghĩa Hòa đoàn, nghĩa quân tiến công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Liên quân 8 nước kéo vào Bắc Kinh, Nghĩa Hòa đoàn thất bại.

Lược đồ diễn biến phong trào Nghĩa Hoà đoàn ( Nguồn: Internet)

III. Cách mạng Tân Hợi ( 1911)

- Đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng. Đại diện tiêu biểu của phong trào cách mạng tư sản Trung Quôc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn.

- Tháng 8 – 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra Học thuyết tam dân ( Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.) Học thuyết này nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất.

- Diễn biến của cách mạng Tân Hợi:

+ Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội lãnh đạo khởi nghĩa Vũ Xương và giành thắng lợi.

+ Phong trào lan khắp miền Nam và tiến lên miền Bắc. Chính quyền Mãn Thanh sụp đổ.

- Ngày 329/12/1911, chính phủ lâm thời được thành lập và tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

+ Tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.

- Kết quả: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ cộng hòa.

- Hạn chế: Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đựng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Lược đồ Cách mạng Tân Hợi ( Nguồn: Internet)

Được cập nhật: hôm kia lúc 19:08:24 | Lượt xem: 512