Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ánh trăng Ngữ văn 9

9ba9b61f36f49e637f41940540897a46
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:43:43 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 21:59:31 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 566 | Lượt Download: 16 | File size: 0.272173 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ÁNH TRĂNG GIÁO VIÊN: NGUYỄN PHI HÙNG ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Giới thiệu đôi nét khái quát về tác giả Nguyễn Duy và hoàn cảnh ra đời bài thơ Ánh trăng. - Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, sau khi hoà bình lập lại vẫn tiếp tục bền bỉ sáng tác. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp giữa cái duyên dáng trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài có sức khái quát lớn và mang ý vị triết lí sâu sắc. Ông cũng là nhà thơ có đóng góp lớn trong việc tiếp thu, phát triển thể thơ lục bát truyền thống trong bối cảnh văn học hiện đại. - Ánh trăng được sáng tác năm 1978, thời điểm sau khi đất nước đã hoà bình, thống nhất. Con người đi qua những năm tháng chiến tranh, bước sang thời bình, phải đối diện với những lo toan của cuộc sống thường nhật, có thể sẽ lãng quên những năm tháng gian lao, nghĩa tình quá khứ. Câu 2. Bài thơ Ánh trăng được viết theo thể thơ nào? Tại sao nhà thơ chỉ viết hoa các chữ đầu của mỗi khổ thơ, còn các câu sau lại không viết hoa chữ đầu câu? - Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ. - Các chữ đầu câu thơ không được viết hoa tạo ấn tượng cả bài thơ là dòng suy tư, cảm xúc liền mạch, không bị ngắt quãng. Đây là một sáng tạo trong hình thức thơ của tác giả. Câu 3. Tại sao trong suốt bài thơ, đã bốn lần tác giả dùng từ "vầng trăng" nhưng nhan đề tác phẩm và trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại dùng từ "ánh trăng"? - Vầng trăng gợi hình dáng của trăng, mang tính tả thực, là vầng trăng của thiên nhiên tạo vật. Ánh trăng là ánh sáng của vầng trăng, là sự toả chiếu của vầng trăng của nghĩa tình quá khứ vào sâu thẳm tâm hồn con người giúp con người nhìn rõ mình hơn, thức tỉnh khỏi sự thờ ơ, vô cảm. - Vầng trăng, vì là một thực thể tự nhiên, nên khi tròn khi khuyết, lúc lặn lúc mọc, khi tỏ khi mờ nhưng ánh trăng thì soi chiếu nơi nơi, theo ta suốt cuộc đời (trong lòng người đã có vầng trăng riêng, có ánh trăng riêng, là những điều đẹp đẽ, sáng trong của nghĩa tình quá khứ, của bản chất con người) Câu 4. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. Nhan đề bài thơ vừa là một hình ảnh thực lại là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. - Trong phần đầu của bài thơ: trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp sáng trong, bình dị, ân tình của quê hương đất nước, của nhân dân, của thiên nhiên tươi đẹp, là người bạn thân của mỗi người. Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam - Trong phần sau, trăng là hình ảnh biểu tượng cho những ân tình ân nghĩa quá khứ, thể hiện thái độ bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. Ánh trăng là ánh sáng soi chiếu để xua đi bóng tối của sự ích kỉ, vô tâm của con người. Câu 5. Cho câu thơ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa a. Chép tiếp 7 câu thơ liền sau câu thơ trên. b. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn thơ vừa chép. - Biện pháp điệp ngữ (hồi, với) và liệt kê (các không gian: đồng, sông, biển, rừng, trăng) - Tác dụng : Gợi hình ảnh thiên nhiên đất nước hiền hoà, đôn hậu gắn bó với cuộc sống mỗi con người đồng thời cũng thể hiện quá trình trưởng thành của mỗi con người trỏng cuộc sống. c. Em hiểu thế nào về hai câu thơ trong đoạn thơ trên: "Trần trụi với thiên nhiên - Hồn nhiên như cây cỏ"? - Hai câu thơ tả cuộc sống của những chiến sĩ trong những năm "chiến tranh ở rừng", gần gũi gắn bó với thiên nhiên, sống hoà mình với thiên nhiên cây cỏ "Rừng che bộ đội rừng vây quân thù". Con người và thiên nhiên gắn bó không khoảng cách. - Đồng thời câu thơ cũng gợi lên cảm nhận về lối sống thuần phác, trung hậu, chân thật, hồn nhiên với bản tính thiện của con người, về lối sống tốt đẹp, nghĩa tình giữa người với người. d. Cách nói "vầng trăng ... tri kỉ", "vầng trăng tình nghĩa" thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng? - Trăng và người đã trở nên đôi bạn thân. Trăng không chỉ là ngoại giới, là chứng nhân cho cuộc sống những năm gian khó mà còn là người bạn, đồng hành, thấu hiểu, sẻ chia bao nỗi niềm của con người trong chiến tranh. Vầng trăng ấy thuỷ chung, tình nghĩa vô cùng. Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam e. Hình ảnh vầng trăng trong đoạn thơ em vừa chép còn mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì? - Vầng trăng cũng mang ý nghĩa biểu tượng, không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên đất nước sáng trong hiền hoà mà còn là hình ảnh của nhân dân đôn hậu, của đồng chí, đồng đội gắn bó nghĩa tình. Câu 6. Bài thơ như một câu chuyện với hai nhân vật chính là người và trăng. Câu chuyện diễn biến qua ba dấu mốc thời gian, gắn liền với đó là sự thay đổi không gian sống. Hãy cho biết đó là những mốc thời gian nào? gắn liền với những không gian nào? - Các mốc thời gian: hồi nhỏ, hồi chiến tranh, từ hồi về thành phố. - Các không gian: đồng, sông, rừng, bể rồi chuyển về thành phố với ánh điện, cửa gương, với phòng buynđinh, cửa sổ. Câu 7. "Từ hồi về thành phố", cuộc sống và con người đã thay đổi ra sao? Theo em, nguyên nhân của sự thay đổi ấy là gì? - Về thành phố, trong thời bình, cuộc sống con người đủ đầy tiện nghi vật chất. Nhưng con người cũng dần đổi thay, trở nên thờ ơ, vô cảm và dường như lãng quên cả vầng trăng tri kỉ năm nào. - Nguyên nhân có thể đến từ sự đổi thay khách quan của đời sống xã hội, đòi hỏi con người phải bận rộn, lo toan cho cuộc sống thường nhật. Cũng có thể đến từ sự vô tâm của con người với quá khứ. Câu 8. Ánh trăng là bài thơ mang đậm yếu tố tự sự. Nhà thơ đã tạo dựng được một tình huống nhận thức độc đáo. Đó là tình huống gì? Nêu tác dụng của tình huống đó với việc thể hiện chủ đề bài thơ. - Tình huống con người sống giữa thành phố hiện đại, đã quen với "ánh điện cửa gương" nhưng bất ngờ đèn điện tắt. Nguồn sáng nhân tạo biến mất, khiến con người phải tìm những nguồn sáng khác thay thế. Chính trong tình huống đó, con người gặp lại vầng trăng. - Tác dụng của tình huống: làm nổi bật sự ăn năn, hối hận của con người, sự bao dung tình nghĩa mà cũng rất nghiêm khắc của quá khứ, của nhân dân, đất nước. Câu 9. Cho câu thơ Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình a. Chép tiếp 7 câu thơ tiếp sau câu thơ trên. b. Xác định nghĩa của các từ "mặt" trong câu thơ trên. Đây là hiện tượng từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? - Mặt (1) là từ chỉ mặt người, một bộ phận trên cơ thể người. - Mặt (2) là chỉ mặt trăng, phần nhìn thấy của vầng trăng. Như vậy, đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa (giữa các nghĩa của từ có mối liên hệ với nhau). Cũng có thể hiểu "mặt" (2) vẫn là mặt của người, nhưng đây là gương mặt tinh thần, là diện mạo tâm hồn, nhân cách của con người. c. Trình tự liệt kê các không gian: đồng, bể, sông, rừng trong đoạn thơ này có gì khác so với đoạn thơ đầu? Sự khác biệt đó thể hiện điều gì trong cảm xúc nhà thơ? - Trong đoạn thơ đầu, trình tự liệt kê các vùng không gian là theo trình tự mở rộng theo sự trưởng thành của nhân vật trữ tình. Đến đây, tất cả các hình ảnh thiên nhiên ùa về không theo trình tự nào. - Qua đó thể hiện niềm xúc động dạt dào, mãnh liệt, trong khoảnh khắc, toàn bộ kí ức tuổi thơ, tuổi trẻ ùa về không gì ngăn trở. d. Hình ảnh vầng trăng "cứ tròn vành vạnh" và "vầng trăng im phăng phắc" thể hiện điều gì? - Thể hiện thái độ bao dung, vị tha, truyền thống thuỷ chung, tình nghĩa, vẹn tròn của dân tộc đồng thời cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc nhắc nhở, cảnh tỉnh con người. e. Tại sao nhân vật trữ tình lại "giật mình"? Nêu ý nghĩa của cái giật mình ấy với sự hoàn thiện nhân cách của mỗi con người trong cuộc sống. - Cái giật mình trong bài thơ là sự thức tỉnh sâu xa khi con người tự nhìn lại mình, thấy được tất cả sự vô tình, vô cảm của bản thân để rồi hối hận, ăn năn và nỗ lực sửa đổi. - Trong cuộc sống, không phải ai cũng hoàn thiện. Ai cũng có những khuyết điểm, sai lầm, những phần khuyết thiếu trong nhân cách cần hoàn thiện. Điều quan trọng là phải nhận ra được những điểm yếu, những thiếu sót, sai lầm để thay đổi mà hoàn thiện nhân cách. g. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về diễn biến cảm xúc và sự thức nhận của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp. - Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài, trong đó phải đảm bảo các nội dung chính: + Diễn biến cảm xúc của nhân vật: từ xúc động đến ngỡ ngàng cho đến sự ăn năn, hối hận và hoàn toàn thức tỉnh. Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 4 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam + Sự thức nhận của nhân vật: nhận thức về vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn của trăng, của nghĩa tình quá khứ và nhận thức về sự thiếu khuyết, sự vô tâm, vô cảm của bản thân. Câu 10. Bàn về bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Bùi Vợi đã nói "Bài thơ thể hiện nỗi ăn năn nhân bản, thức tỉnh tâm linh và làm đẹp con người". Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên. - Đề bài nghị luận văn học, yêu cầu chứng minh cho một nhận định về nội dung bài thơ Ánh trăng. Nội dung lời nhận định đã tương đối sáng rõ. Ta có thể triển khai bài viết thành 3 luận điểm lớn: 1. Bài thơ thể hiện nỗi "ăn năn nhân bản" - Giải thích: ăn năn là thái độ hối hận trước những hành động, suy nghĩ, tình cảm sai trái của mình. "ăn năn nhân bản" là thái độ ăn năn hướng con người tới cái thiện, cái đẹp mang tính nhân văn. Đây cũng là nỗi ăn năn gắn với bản chất sâu xa của con người (ai cũng có những lỗi lầm cần ăn năn, sám hối) - Bài thơ thể hiện nỗi ăn năn của một con người đã sống thờ ơ,vô tình, bội bạc với quá khứ nghĩa tình (em phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý này) 2. Bài thơ thể hiện sự "thức tỉnh tâm linh" - Giải thích nhận định: thức tỉnh tâm linh là sự nhận thức sâu xa. Con người không chỉ thay đổi trong suy nghĩ, tư tưởng mà thức tỉnh trong cả quan niệm đạo đức, quan niệm nhân sinh. - Chứng minh nhận định: em phân tích bài thơ để thấy được sự thức tỉnh nghiêm túc, sâu sắc của nhân vật trữ tình. 3. Bài thơ "làm đẹp con người". - Đây là kết quả của hai luận điểm bên trên. Bài thơ nhắc nhở mỗi chúng ta nhìn lại mình, nhận ra những thiếu sót, sai lầm để khắc phục, sửa đổi, hoàn thiện bản thân, hướng ta đến cái thiện, cái đẹp, cái chân thật. Từ đó ta trở nên tốt đẹp hơn, mối quan hệ người - người cũng tốt đẹp hơn. Câu 11. Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào văn bản Ánh trăng, hãy làm sáng tỏ điều đó. - Đề bài yêu cầu nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Với dạng đề này, mình làm theo hai ý lớn: 1. Giải thích ý kiến: Nghệ thuật không chỉ tác động tới lí trí con người, không "đứng ngoài trỏ vẽ" một cách vô can, vô cảm mà tác động mạnh đến tình cảm, tâm hồn, lay động sâu xa người đọc để từ đó, họ thay đổi hành động, tự mình thay đổi cuộc đời và thay đổi số phận, con người mình. Đó là sức mạnh chân chính của tác phẩm văn chương. 2. Chứng minh ý kiến: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 5 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Bài thơ không "lên giọng" dạy dỗ, chỉ bảo mà bằng một câu chuyện tự nhiên, người đọc thấy thấm thía những thông điệp nhân văn về cách ứng xử với quá khứ, với nguồn cội, về đạo lí uống nước nhớ nguồn ... Để từ sự thức tỉnh đó, con người sẽ thay đổi thái độ, thay đổi hành động, sống tốt hơn. (Em phân tích bài thơ để thấy nó hướng đến chiều sâu, thay đổi nhận thức, tình cảm, thái độ của con người). Câu 12. "Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là chuyện tình cảm nhớ về cội nguồn, nhớ về quá khứ". Phân tích thơ để chứng minh ý trên. - Đề bài yêu cầu phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ những nội dung ẩn tàng bên trong câu chuyện tình cảm với nguồn cội, với quá khứ. Trong lời dẫn đề bài không nêu cụ thể là ngoài nội dung trên, bài thơ còn thể hiện nội dung nào khác nên chúng ta phải căn cứ vào cảm nhận bản thân để tự "lấp đầy những khoảng trống" còn để lại. - Ngoài nỗi nhớ về cội nguồn, quá khứ nghĩa tình, bài thơ còn là lời phê phán thái độ thờ ơ, vô tâm, lãng quên nguồn cội, ngoảnh mặt quay lưng với quá khứ. Bài thơ cũng thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ về sự đổi thay biến dịch của cuộc đời cũng như những giá trị bất biến, thường hằng với thời gian. - Để phân tích, làm sáng tỏ những nội dung đó, em có thể dựa theo mạch tự sự của nhân vật trữ tình (tác giả) trong bài thơ để làm bài. Câu 13. Qua bài thơ Ánh trăng và những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ về những lần giật mình của con người trong cuộc sống. - Đây là dạng đề nghị luận xã hội trong đó vấn đề cần nghị luận được nêu lên từ một tác phẩm văn học. Cụ thể: đề yêu cầu nghị luận về "những lần giật mình" trong cuộc sống hay rộng hơn, là quá trình thức tỉnh, tự ý thức, tự nhìn lại mình để hoàn thiện bản thân. Vấn đề ấy được nêu lên trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Với dạng đề này, em có thể triển khai bài viết theo các ý lớn sau: 1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận (chứ không phải giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng, dù cho trong phân mở bài, cũng phải nói đến tác giả và tác phẩm) 2. Thân bài - Giải thích vấn đề: "Những lần giật mình" là gì? Biểu hiện cụ thể của cái giật mình như thế trong bài thơ Ánh trăng và trong cuộc sống mỗi chúng ta như thế nào? - Bình luận, chứng minh: + Vì sao chúng ta phải "giật mình"? + Việc làm ấy có tác dụng gì? + Những kẻ không biết nhìn lại mình, không biết hối lỗi khi sai lầm có đáng phê phán không? Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 6 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam - Bài học rút ra (có thể dùng luôn làm kết bài). Giáo viên: Nguyễn Phi Hùng Nguồn Tổng đài tư vấn: 1900 6933 : Hocmai.vn - Trang | 7 -