Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

14 câu đầu bài Tây Tiến

26df524b9c1b3e2415efa18255c74de3
Gửi bởi: Thành Đạt 26 tháng 10 2020 lúc 21:35:05 | Được cập nhật: hôm kia lúc 21:35:27 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 531 | Lượt Download: 9 | File size: 0.142138 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hướng tới kì thi THPT quốc gia 2021 Tây Tiến 1 Mở bài: Có một người nghệ sĩ từng viết trong thi phẩm của mình Có khoảng không gian nào ,đo được chiều dài nỗi nhớ Có khoảng mênh mông nào , sâu thẳm hơn tình thương Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời danh riêng cho nỗi nhớ thương. Đó là nỗi nhứ thương Hoàng Cầm giữ lại mảnh đất của mình qua bài thơ ‘ Bên kia sồn Đuống “ là nỗi nhớ thương của kẻ đi xa qua bài thơ “ Bếp lửa “ của Bằng Việt …. Trước những rung động của con tim người nghệ sĩ dùng ngòi bút để trải lòng mình , viết về nỗi nhớ niềm thương nhiều như vậy. Quang Dũng- người nghệ sĩ đa tài cũng không ngoại lệ khi đặt để những tình cảm của mình nơi những người đồng chí , đồng đội qua bài thơ “ Tây Tiến “ .Thi phẩm từ lâu đã khắc tạc trong lòng người đọc bao thế hệ một bức tượng đài bằng hình ảnh những người lính Tây Tiến hào hung, hào hoa , lạng mãn và bi tráng. Qua đó cảm nhận được sâu sắc hơn về phong cách thơ của ngòi bút xứ Đoài mây trăng này 2 Thân bài Luận điểm 1: Tác giả Quang Dũng và tác phẩm Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ , viết văn , vẽ trang và soạn nhạc .Ở phương diện thơ ca, ông mang trong mình hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu , lãng mạn và hào hoa 1 .Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu của đời thơ Quang Dũng, in trong tập “ Mây đầu ô” được viết vào một chiều mưa tại Phù Lưu Chanh khi ông rời đơn vị cũ chưa lâu . Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa , nhà thơ xứ Đoài đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ Luận điểm 2 : Phân tích đoạn thơ : 14 câu thơ đầu 4 câu đầu :Nỗi nhớ Tây Tiến Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường lát hoa về trong đêm hơi Mở đầu là một tiếng gọi thân thương từ hiện tại về quá khứ : Sông Mã xa rồi Tây Tiên ơi!, than từ “ Ơi” ngân dài tha thiết , nhiều thanh bằng thể hiện 1 sự nhẹ nhàng , êm ái . Nhớ “chơi vơi” phải chăng là nỗi nhớ miên man , không định hình , mà bang khuâng man mác , không cụ thể mà bao trùm cả không gian và thời gian , nỗi nhớ không đầu không cuối nhưng đo hết cung bậc cảm xúc .Bài thơ mở đầu bằng những tiếng thổn thức của lòng người đã xa Tây Tiến đang sống trong hoài niệm , bang khuâng về những gì thân thuộc đáng nhớ nhất . Nhà thơ cất tiếng gọi Tây Tiến như gọi người thân yêu , như thức dậy bao kỉ niệm . Theo tiếng gọi ấy , tất cả hiện ra trong nỗi nhớ rừng núi , nơi thử thách cũng là nơi bao bọc , che chở đoàn quân . Hình ảnh con song Mã chạy suốt theo cách 2 chặng hành trình , chứng kiến mọi buồn vui , mất mát hi sinh cũng đã lùi xa.Tây Tiến đã là một thời đi qua . Chỉ còn lại nỗi nhớ chơi vơi . Các câu thơ ấy đã đưa tác giác và người đọc từ thực tại trở về cùng kỉ niệm để sống trọn vẹn với Tây Tiến Theo lời thơ , một hành trình Tây Tiến gian khổ , nhọc nhằn , đầy thử thách với con người hiện ra : Dòng song Mã -chạy dọc miền biên giới Tây Bắc là dòng sông thiêng liêng , song của một miền núi rừng. Vùng núi Tây Bắc hóa thân thành những địa danh : sông Mã , Sài Khao , Mường Lát , Mường Hịch , Pha Luông ,Mai Châu … gợi trong kí ức người đọc về những miền rừng núi hung vĩ ,những bản làng mờ sương heo hút hoang sơ .Sương lấp đường đo , lấp dáng người trong mờ mịt . Những địa danh không chỉ còn là tên gọi của núi rừng mà còn là một phần của máu thịt thiêng liêng Tổ Quốc ” Mường Lát hoa về trong đêm hơi “ chữ hoa trong hình ảnh “ hoa về trong đêm hơi “ có thể hiểu là Đoàn quân Tây Tiến về Mường Lát trong đêm mang theo cả hương hoa rừng ,hay có thể hiểu đơn giản là bông hoa rừng mà thôi . Dù hiểu như thế nào thì cả đoạn thơ này cũng muốn toát lên nỗi nhớ thương Tây Tiến , sự vất vả hy sinh nhọc nhằn của những người lính chiến đấu ngày đêm vì Tổ Quốc thân yêu của mình .Không phải khi đến với "Tây Tiến" người đọc mới cảm nhận được nỗi nhớ mà ngay ở trong thơ ca Việt Nam khi nói về nỗi nhớ cũng đã từng diễn tả: "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than" 3 Dốc rồi lại dốc , khúc khuỷu , gập ghềnh đường lên , rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống Ở đây Tây Tiến , câu chữ như bị bẻ gãy để tạo hình độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống Ngắt nhịp ¾ quen thuộc của thể thơ bảy tiếng trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân Tây Tiến.Ở đây những từ ghép , từ lát giàu sức tạo hình được liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điêph : khúc khuỷu , thăm thẳm , heo hút. Khi chinh phục được thiên nhiên , con người tưởng chừng như đang bồng bềnh đứng giữa biển mây .Độ cao của bầu trời chỉ còn là trong tầm mũi súng.Ý thơ của Quang Dũng không chỉ tả cảnh mà còn tả ý chí tâm hồn của người lính .Người lính ấy khi đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt không bị chìm đi mà lại như trỗi dậy đầy thử thách – người vệ Quốc quân: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo Đặc biệt , giữa mạch thơ tập trung đậm khắc cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên , hiện ta một ánh nhìn vô cùng bay bổng của người lính Tây Tiến : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Hình ảnh mưa xa khơi có thể coi như một phép liên tưởng cho thấy cả một thung lũng mờ mịt trong biển mưa , không 4 gian như mệnh mang , xa vời hơn …Nhà ai – là cụm từ phiếm chỉ khiến cho ngôi nhà trở nên mơ hồ , xa xăm , sắc thái nghi vấn thể hiện nỗi trăn trở trong lòng người .Giữa mưa rừng ướt lạnh , giữa núi rừng mênh mông , hình ảnh ngôi nhà gợi cảm giác ấm áp , bình yên làm trào dâng nỗi nhớ nhung , xão uyến lòng người xa quê. Sau những ngày hành quân gian khổ, thì hồi ức của Quang Dũng tiến về sự hi sinh của một người lính Tây Tiến. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!” Cách gọi “anh bạn” thể hiện tình cảm thân thiết trìu mến. Núi rừng Tây Tiến đầy thử thách khiến chúng ta tưởng như còn nghe thấy hơi thở nặng nhọc của họ trên mỗi chặng đường hành quân , những gương mặt dãi dầu sương gió gục lên súng mũ bỏ quên đời . Từ láy “ Dãi dầu “ thể hiện tất cả những vất vả , nhọc nhằn của các anh .Cụm từ “không bước nữa” và “bỏ quên đời” đều là cách nói tránh về cái chết, điều đó là giảm đi sự đau thương mất mát, đồng thời nhấn mạnh sự hy sinh cao cả của người lính chiến. Tư thế hi sinh “gục lên súng mũ”, thể hiện tinh thần người lính chiến dẫu có hy sinh cũng không hề rời đi trách nhiệm, trang bị gắn bó với đời lính, đó là một tư thế ngang tàng, gan góc, quả cảm của người lính. Có thể nói trong hai dòng thơ trên có sự đau đớn xót xa của nhà thơ với người đồng đội đồng thời cũng là tấm lòng cảm phục với sự hy sinh anh hùng ấy. Lời thơ cũng cho thấy cái nhìn tỉnh táo và dũng cảm của Quang Dũng khi viết về chiến tranh, nhưng không hề giấu đi những nỗi đau mất mát.Nhà thơ Tố hữu từng có những câu thơ : 5 Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi , ngủ hầm , mưa dầm , cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng , chí không mòn! Trong bức tranh Tây Tiến người đọc như còn nghe thấy tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng của núi rừng tiềm ẩn từ ngàn năm , tiếng gầm của cọp dữ và dấu chân ông Ba mươi thấp thoáng đâu đây trong đêm vắng: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Cấu trúc thơ tân kỳ độc đáo, dùng động từ mạnh mẽ trong câu “Chiều chiều oai linh thác gầm thét” thể hiện cái dữ dội, hùng vĩ hoang sơ của vùng núi rừng Tây Bắc. Bên cạnh đó, không chỉ dừng lại ở sự hoang sơ hùng vĩ, mà núi rừng nơi đây còn ẩn chứa những mối hung hiểm khôn lường, Quang Dũng viết “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”, nơi rừng thiêng nước độc, lại còn có sự hiện diện của ác thú.Quả thực Tiến vô cùng dữ dội được đậm tô , điêu khắc qua mỗi đường nét ngôn từ và hình ảnh mà còn lặp đi lặp lại, vĩnh viễn , vĩnh hằng :.”Chiều chiều , đêm đêm “ Khép lại hành trình gian khổ là hình ảnh một sự sống thanh bình , yên ả trên miền Tây Bắc : “ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Cảm giác no ấm , yên bình gợi lên trong ta trước hết do làn khói lam chiều và mùi hương nếp xôi nồng nàn quyến rũ. Mai 6 châu- cái địa danh ấy dù ta chưa một lần đặt chân tới những trở nên thân thiết biết bao nhờ câu thơ “ Thơm nếp xôi”và nỗi nhớ không cất lên thành lời của Quang Dũng : “ Nhơ ôi Tây Tiến… Người ta thường nói màu hoa , mùa quả .. đó là thời điểm căng tràn sung mãn , đầy ắp sắc hương của hoa trái … QD tạo ra một nét nghĩa táo bạo và thật đa tình và mới mẻ trong “ Mùa em “, khiến Mai Châu không chỉ là địa danh gắn liền với thơm thảo mà còn là nơi của tình quân dân sâu đậm. Luận điểm 3: Đánh giá khái quát Đoạn thơ rất giàu giá trị tạo hình bời QD không chỉ là nhà thơ mà còn là một họa sĩ .Sức hấp dẫn chủ yếu của đoạn thơ đầu là vẻ đẹp hùng vĩ ,dữ dỗi hoang sơ của núi rừng miền Tây trải dài theo đường hành quân của người lính Tây Tiến.Bút pháp lãng mạn ưa cực tả và thủ pháp đối lập đã tạo ra đoạn thơ bên cạnh những mảng vẽ đậm ,bạo tay là những đường nét mảnh mai , hư thực.Thông qua bức tranh thiên nhiên đặt trong sự trải nghiệm của các chiến sĩ Tây Tiến trên con đường hành quân,có thể thấy vẻ đẹp của sự lạc quan , mạnh mẽ , coi thường mọi gian nan vất vả , những thử thách của thiên nhiên , làm rõ hơn ý chí , sức mạnh và tâm hồn và tư chất nghệ sĩ của họ 3 Kết bài Với tài năng văn học của mình , QD đã viết người lính Tây Tiến với tất cả nỗi nhớ , niềm thương , sự ngưỡng mộ , tự hào , xen lẫn nỗi xót xa , thương cảm .QD đã làm sống dạy 7 trong lòng người đọc 1 thời kỳ không thể nào quên của dân tộc .Từ đó giúp ta thấu hiểu hơn vẻ đẹp của những người lính tỏng thời chiến , hiểu hơn về đất nước ta , hiểu hơn về giá trị của hòa bình hôm nay để trân trọng hơn những cống hiện mang danh lợi , những hy sinh không thể đáp đền . Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! Chúc Các bạn học tập thật tốt <3 Tài liệu Kys 8