Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 21: Từ trường của dòng điện có dạng đặc biệt

I. Từ trường của dòng diện chạy trong dây dẫn thẳng dài

+ Đường sức từ là những đường tròn nằm trong những mặt phẵng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dây dẫn.

+ Chiều đường sức từ được xác định theo qui tắc nắm tay phải.

+ Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn một khoảng r: \(B={{2.10}^{-7}}\frac{ I}{r}\)

II. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn

+ Đường sức từ đi qua tâm O của vòng tròn là đường thẳng vô hạn ở hai đầu còn các đường khác là những đường cong có chiều di vào mặt Nam và đi ra mặt Bác của dòng điện tròn đó.

+ Độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây: \(B={{2\pi.10}^{-7}}\frac{ I}{R}\)

III. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ


+ Trong ống dây các đường sức từ là những đường thẳng song song cùng chiều và cách đều nhau.

+ Cảm ứng từ trong lòng ống dây: \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{N}{l} I=4\pi {{.10}^{-7}}n I\) (\(n\) là số vòng dây trên một đơn vị dài)

IV. Nguyên lý chồng chất từ trường

  Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các véc tơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy

\(\vec{B}={{\vec{B}}_{1}}+{{\vec{B}}_{2}}+...+{{\vec{B}}_{n}}\)

V. Các dạng bài tập

Xác định cảm ứng từ tạo bởi dòng điện.

Áp dụng các kết quả về từ trường của những dòng điện đặc biệt.

- Từ trường của dòng diện chạy trong dây dẫn thẳng dài

\(B={{2.10}^{-7}}\frac{ I}{r}\)

- Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn

\(B={{2.10}^{-7}}\frac{ I}{R}\)

- Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ

\(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{N}{l} I=4\pi {{.10}^{-7}}n I\)

-  Áp dụng tính chất chồng chất của từ trường để xác định từ trường tổng hợp tạo bởi nhiều dòng điện.

-  Để ý các điểm sau:

+ kết hợp áp dụng các công thức hình học và lượng giác khi tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm.

+ có thể áp dụng bất đẳng thức cô si để giải quyết vấn đề cực trị.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm