Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 27: Phản xạ toàn phần

I. Hiện tượng phản xạ toàn phần

1. Định nghĩa:

Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần:

+ Anh sáng truyền từ một môi trường tới một môi trường chiết quang kém hơn.

+  Góc tới: \(i\ge i_{gh}\)

II. Cáp quang

1. Cấu tạo:

  Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một sợi dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.

  Sợi quang gồm hai phần chính:

+ Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (\({{n}_{1}}\)).

+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất \({{n}_{2}}<{{n}_{1}}\)

  Ngoài cùng là một lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp có độ bền và độ dai cơ học.

2. Công dụng:

  Cáp quang được ứng dụng vào việc truyền thông tin với các ưu điểm:

+ Dung lượng tín hiệu lớn.

+ Không bị nhiễu bở các bức xạ điện từ bên ngoài.

+ Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện).

  Cáp quang còn được dùng để nội soi trong y học.

III. Dạng bài tập

Tính toán liên quan đến phản xạ toàn phần.

+ Điều kiện xãy ra phản xạ toàn phần \({{n}_{2}}<{{n}_{1}};\,i>{{i}_{gh}}\)

+ Xác định \({{i}_{gh}};\sin {{i}_{gh}}=\frac{{{n}_{2}}}{{{n}_{1}}}\)

+ Nếu tia sáng phản xạ toàn phần thì dùng thêm định luật phản xạ.

+ Liên hệ các tính chất hình học: góc có cạnh vuông góc, góc trong, góc ngoài, góc bù, góc phụ…

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm