Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân

I. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

  Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.

  Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

  Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

II. Các định luật Fa-ra-đây

* Định luật Fa-ra-đây thứ nhất

  Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

\(m=k.q\)

  k gọi là đương lượng hoá học của chất được giải phóng ở điện cực.

* Định luật Fa-ra-đây thứ hai

  Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam \(\dfrac{A}{n}\) của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{F}\), trong đó \(F\) gọi là số Fa-ra-đây.

\(k=\dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}\)

  Thường lấy F = 96500 C/mol.

* Kết hợp hai định luật Fa-ra-đây, ta được công thức Fa-ra-đây :

\(m=\dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

  m là chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.

III. Các dạng bài tập

Dạng 1: tính lượng chất thoát ra ở điện cực

\(m=\dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

Dạng 2: bài toán dương cực tan

Trong hiện tượng dương cực tan, lượng chất thoát ra ở cực dương bằng lượng chất bám vào cực âm.

\(m=\dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

Kết hợp các công thức định luật Ôm về dòng điện không đổi để tính toán.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm