Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (tt)

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 10 tháng 2 2020 lúc 11:14:39


Mục lục
* * * * *
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (tt)

GHI NHỚ

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuẫn nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

Câu 1

Bài văn tế có bố cục 4 phần:

- Lung khởi (Từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Thích thực (Từ “Nhớ linh xưa”… đến “tàu đồng súng nổ”) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

- Ai vãn (Từ “Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

- Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

Câu 2

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:

- Trong cuộc sống bình thường: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu, việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.

⇒ Cuộc sống nghèo khó, vất vả lao động, chất phác, chăm chỉ.

- Khi có giặc ngoại xâm: một manh áo vải, dao tu, nón gõ, không đợi mang bao tấu, bầu ngòi, tay cầm ngọn tầm vông nhưng dạp rào lướt tới. coi giặc như không, đâm ngang, chém ngược,…

⇒ Với vũ khí thô sơ, chưa quen với binh đao nhưng họ vẫn chiến đấu kiên cường, xả thân vì lòng yêu nước.

⇒ Hình ảnh đẹp đẽ, lớn lao, cao cả.

⇒ Giá trị nghệ thuật:

   + Nhân vật được khắc họa trên hai bình diện đối lập, trái ngược nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho việc xây dựng nhân vật.

   + Nghệ thuật ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc biểu tượng cao, kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

   + Bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với tự sự, đậm đặc các yếu tố miêu tả.

Câu 3

- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ cảm xúc, sự xót thương đối với người liệt sĩ.

    + Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành.

    + Nỗi xót xa của gia đình mất người thân.

    + Nỗi căm hờn những kẻ gây ra khó khăn, đau khổ.

    + Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc.

- Nhà thơ thay mặt nhân dân khóc thương biểu dương công của những người nghĩa sĩ.

    + Tiếng khóc hướng về cái chết và hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân.

    + Tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của người nghĩa sĩ.

⇒ Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định.

Câu 4

- Bài văn tế có sức biểu cảm mạnh mẽ bởi nó biểu hiện cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt của nhà thơ: Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay.

- Nó có sức gợi sâu xa trong trong lòng người đọc.

- Giọng điệu rất đa dạng, đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết: Thà thác mà đặng câu địch khái… ở với man di rất khổ.

- Giọng văn bi tiết, sức gợi cảm từ những hình ảnh bi tráng (manh áo vải, rơm con cúi, ngọn đèn leo lét…)

LUYỆN TẬP

1. Đọc diễn cảm bài văn tế.

2. Nói về quan điểm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”.

          Anh (chị) hãy viết một đoạn văn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.

Trả lời:

          Để làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:

- Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ỏ lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

- Thà thác mà dặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

- Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng dinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.


Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 6:41:25 | Lượt xem: 433

Các bài học liên quan