Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Vài nét vắn tắt về Thơ Mới

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 7 tháng 11 2019 lúc 16:20:54 | Được cập nhật: hôm kia lúc 10:33:50 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 706 | Lượt Download: 0 | File size: 0.01858 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Vài nét vắn tắt về Thơ Mới Khái niệm Thơ mới xuất hiện lần đầu tiên từ khi nào? Theo Hoài Thanh trong bài vi ết “M ột thời đại trong thi ca” thì ông cho rằng người đầu tiên dùng khái ni ệm Th ơ m ới là Phan Khôi với bài “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đăng trên tờ Phụ nữ tân văn số 122 ngày 10 tháng 3 năm 1932. Phan Khôi đã bày ra một lối thơ “đem ý th ật có trong tâm kh ảm mình t ả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết” và tạm mệnh danh là Th ơ Mới. Bài thơ “Tình già” của Phan Khôi ra mắt bạn đọc như một ví d ụ về s ự m ở đ ầu cho Th ơ mới. Và người hưởng ứng đầu tiên là Lưu Trọng Lư, rồi đến Thanh Tâm, Nguyễn Thị Kiêm, Hồ Văn Hảo … Phong trào Thơ mới khai sinh từ mảnh đất Nam Bộ và dần dần Bắc ti ến t ạo nên một hiện tượng thơ có sức lan tỏa mạnh mẽ. Theo cách hiểu này của Hoài Thanh, chúng ta thấy rằng khái niệm Thơ mới ra đ ời đ ược đ ặt trong vị thế so sánh với thi pháp của Thơ cũ – thơ ca cổ điển, thơ ca trung đại Việt Nam. Thi pháp trung đại gần mười thế kỷ đã tạo nên những quy định chặt chẽ về nghệ thuật thi ca trong đó có ba đặc điểm quan trọng nhất: mang tính sùng c ổ, mang tính ước l ệ quy ph ạm, mang tính phi ngã. Thi pháp Thơ mới đã chủ trương phá vỡ những khuôn khổ mang tính khuôn mẫu đó với ba đặc điểm mang tính đối lập với thi pháp trung đại: mang tính hiện th ực sâu sắc, phát huy cá tính sáng tạo của nhà thơ, chủ trương đề cao cái tôi cá nhân. Đó chính là cái mới của Thơ mới. Chủ thể của Thơ mới không phải là gia cấp quý tộc phong kiến suy tàn mà là t ầng l ớp trí thức Tây học, đó là tầng lớp tiểu tư sản trí thức và viên ch ức thành th ị. Có th ể coi đây là những lớp người công dân mới hệ quả của xã hội thực dân phong kiến. Họ sinh ra trong một đời sống xã hội mới mà ở đó những giá trị văn hóa phương Tây đang phát triển mạnh m ẽ và có khi lấn át cái văn hóa phương Đông bao đời nay. Xã hội đó đang tạo ra nh ững c ơ h ội đ ể phát huy quyền dân chủ, tính cá nhân của mỗi người. Vì thế, những con người này khá quy ết liệt trong trận chiến đi từ thành trì thơ cũ sang mảnh đất thơ mới đầy màu mỡ và hứa h ẹn những mùa hoa rực rỡ sắc màu. Cũng trên mảnh đất màu mỡ đó, cái tôi cá nhân và v ẻ đ ẹp ngôn từ thi ca đã có dịp đơm hoa kết trái muôn sắc muôn hương. Thơ mới – sự bùng nổ của cái tôi cá nhân: Hiểu như thế nào là cái tôi cá nhân? Có thể nói cái tôi cá nhân là s ự đ ề cao b ản ngã cá nhân. Con người được nói đến ở đây là con người cụ thể với những tình cảm, những khát vọng, những quan điểm riêng về cuộc sống. Đối lập với cái tôi là cái ta – con người được nhìn nhận với tư cách là thành viên của một tập thể, một cộng đồng, không được nhìn nhận với tư cách con người cá nhân. Nền văn học trong khuôn khổ của ý thức h ệ phong ki ến ch ủ y ếu là n ền văn học phi ngã, phủ định cái tôi. Những hiện tượng đề cao cái tôi, cái bản ngã như H ồ Xuân Hương, Cao Bá Quát thì không được chấp nhận. “Thơ mới lãng mạn ra đ ời cũng mang theo một cái tôi cá nhân, một cái tôi cá thể hóa trong cảm thụ thẩm mĩ” (GS. Phan Cự Đệ). Cái tôi cá nhân ở chừng mực nào đó đã nói lên được một nhu cầu l ớn v ề m ặt gi ải phóng tình c ảm, phát huy bản ngã, tự do cá nhân. Nó làm cho thế giới tâm h ồn ngày càn g m ở r ộng và phong phú hơn lên. 1 Cái tôi cá nhân với nhu cầu giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã, tự do cá nhân. Nếu thơ ca trung đại gắn với hình ảnh con người phi ngã, con người trở thành phát ngôn của đạo lý, của tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức… thì con người trong th ơ m ới đã m ở ra một thế giới nội tâm vô cùng phong phú với những cung bậc tình cảm, những khát vọng, những đắm say và có cả những buồn đau hạnh phúc. Đó có thể là niềm khao khát được sống một cách mạnh mẽ của cái Tôi cá nhân trong th ơ Huy Thông, Xuân Diệu… Cái Tôi tự do của Xuân Diệu như một con “ ngựa trẻ không cương” cứ xông vào cuộc đời với những niềm hưng phấn, xúc cảm mãnh liệt. Nhà th ơ kêu g ọi tu ổi tr ẻ phải sống mạnh mẽ, sống có bản lĩnh, hãy hưởng thụ cuộc sống trần gian đầy s ắc h ương hơn là giam mình trong cảnh sống im lìm, tẻ nhạt đầy vô vị: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm Em vui đi răng nở ánh trăng rằm Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự” (Giục giã) Đó có thể là cái tôi cá nhân tự do cuả Nguyễn Bính chính là s ự r ượt đu ổi, ki ếm tìm b ằng m ột cốt cách đa tình, một đam mê không bờ bến trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc. “Chiều nay … thương nhớ nhất chiều nay Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy Tôi uống cả em và uống cả Một trời quan tái mấy cho say” (Một trời quan tái) Đó có thể là cái Tôi cá nhân của chàng Thế Lữ khao khát tự do, vẫy vùng giữa cảnh “núi non hùng vĩ”, thoát khỏi cảnh tù hãm sa cơ như tâm sự con hổ trong vườn bách thú: “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta được phảng phất gần ngươi - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” (Nhớ rừng) Và chỉ có trong Thơ mới là nói đến tình yêu. Và ch ỉ có trong tình yêu, cái Tôi cá nhân m ới được thể hiện một cách triệt để nhất. Thơ xưa không bao giờ nói đến tình yêu nam n ữ nên bước chân nàng Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya” trở thành hiện tượng đ ộc đáo đ ầy mai mỉa thì tình yêu trong Thơ mới chính là sự giải thoát khát v ọng hạnh phúc đ ầy nhân văn c ủa con người. Những từ “anh”, “em” mang đầy giá trị về cái Tôi cá nhân xuất hiện r ất nhi ều trong Thơ mới. Tình yêu là đề tài chủ yếu mà các nhà thơ mới ai cũng b ước chân vào và khám phá nó với nhiều cung bậc cả buồn đau lẫn hạnh phúc: 2 Những lưu luyến, bâng khuâng của buổi đầu gặp gỡ: “Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lần đầu rung động nỗi thương yêu” (Xuân Diệu) Sự say đắm, dào dạt trong tình yêu: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!” (Xuân Diệu) Sự chán chường, thất vọng: “Lòng anh như biển sóng cồn Chứa muôn con nước nghìn con sóng dài Lòng em như chiếc lá khoai Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu” (Nguyễn Bính) 3