Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tự tình thu điếu

ae9995786e5631179c26e2b7a01e97a1
Gửi bởi: Thành Đạt 30 tháng 9 2020 lúc 13:18:24 | Được cập nhật: 6 giờ trước (14:30:09) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 561 | Lượt Download: 3 | File size: 0.158395 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tiết Tuần Tự Tình ( Bài II) I. MỤC TIÊU TIẾT DẠY 1. Kiến thức : Giúp HS: - Thấy được tài năng thơ Nôm Hồ Xuân Hương. - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. 2. Kĩ năng : - Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình. - Kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, ra quyết định 3.Thái độ : - Cảm thụ đúng tác phẩm thơ trữ tình. - Trân trọng, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY, TRÒ - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Tiến trình tiết dạy (42') 2.1 Kiểm tra bài cũ (3') 2.2 Bài mới (39')  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 4' ) - Phương pháp, kĩ thuật: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. Hoạt động của Thầy và trò Nội dung cần đạt Bước 1: GV giao nhiệm vụ (Chọn 1 trong các cách - Nhận thức được nhiệm vụ kđ) cần giải quyết của bài học. Cách 1: Tổ chức cuộc thi " Ai nhanh hơn: - Tập trung cao và hợp tác tốt Câu 1 : Khoảng thế kỉ nào xã hội PKVN khủng khoảng để giải quyết nhiệm vụ. trầm trọng nhưng lại là thời kì VHTĐ VN phát triển rực - Có thái độ tích cực, hứng rỡ nhất? (cuối 17, đầu 19) thú. Câu 2 : Đâu là đề tài chung của hàng loạt các tác phẩm lớn “ Truyện kiều “ ( Nguyễn Du), “ Chinh phụ ngâm “ ( Đặng Trần Côn ), “ Cung oán ngâm khúc “ ( Nguyễn Gia Thiều ), …? (Phụ nữ) Câu 3 : “Thân em làm lẽ vô duyên Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời Ai ơi ở vậy cho rồi Còn hơn làm lẽ, chồng người khổ ta.” Bài ca dao trên là lời than thở cho bi kịch nào của người phụ nữ xưa ? (làm lẽ) Câu 4 : Ai là nhà thơ nữ chuyên viết về người phụ nữ ? (Hồ Xuân Hương) Cách 2: Tổ chức cuộc thi " Ai nhanh hơn: Kể tên các nhà thơ nữ Việt Nam mà em biết - Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương Cách 3: Tổ chức cuộc thi "Ai biết" Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm kể tên các bài thơ, ca dao viết về người phụ nữ (chủ yếu sẽ là ca dao than thân, từ hướng này thầy cô dẫn dắt vào bài) Cách 4: Cho học sinh nghe bài hát "Bánh trôi nước" được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của HXH Sau khi nghe xong, giáo viên hỏi học sinh: Bài hát mang lại cho em cảm xúc gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong xã hội phong kiến- một xã hội mà người phụ nữ bị đối xử bất công, bị coi thường, chà đạp đến đáng thương, tội nghiệp dù họ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Sống trong thời đại như thế nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã gửi gắm những phẫn uất vào trong thơ ca. Nếu như ở lớp 7 ta đã học bài Bánh trôi nước của bà thì bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ "Tự tình" để hiểu rõ hơn về sự bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn - GV gọi một HS đọc phần tiểu dẫn SGK sau đó tóm tắt ý chính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HS Tái hiện kiến thức và trình bày. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả: - Hồ Xuân Hương (?-?) sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, sống chủ yếu ở Thăng Long. - Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái (tình duyên muộn, làm lẽ, góa bụa) - Con người Xuân Hương: sắc sảo, bản lĩnh, cá tính, tài hoa. - Thơ Hồ Xuân Hương: gồm cả thơ chữ Nôm và chữ Hán; trào phúng nhưng đậm chất trữ tình; là tiếng nói đồng cảm và bênh vực đối với người phụ nữ đồng thời là tiếng nói khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, quyền hạnh phúc; giàu bản sắc Việt Nam; thanh mà tục, tục mà thanh. => Hồ Xuân Hương được tôn là Bà chúa thơ Nôm. 2. Sáng tác: -Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. -Tác phẩm nhan đề tự tình là tự bộc lộ tâm tình . 3.Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức GV: Lưu ý học sinh: Hồ Xuân Hương là con người có tính tình phóng khoáng, từng đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ như Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ. Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn II. Đọc–hiểu: bản 1. Nội dung Thao tác 1: Đọc văn bản: - GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó, cho hs nêu bố cục. - HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1: Tâm trạng của tác giả được thể hiện ntn trong hai câu đề (Không gian, thời gian, âm thanh...)? Nhóm 2: Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng người phụ nữ qua 2 câu thực? Nhóm 3: Hai câu luận tả trực tiếp 2 hình ảnh thiên nhên độc đáo như thế nào? Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của nhà thơ trước cuộc sống? Nhóm 4: Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua hệ thống từ ngữ: ngán, xuân, lại, thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, âm điệu, nhịp điệu trong hai câu kết và cuộc đời nhà thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Hs suy nghĩ, thảo luận a. Hai câu thơ đầu: - Đêm khuya  Vừa là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình trong những suy tư, trăn trở vừa gợi ra không gian vắng lặng, yên tĩnh. - Âm thanh văng vẳng của tiếng trống canh càng làm cho không gian thêm quạnh hiu, con ngườicàng thấm thía nỗi cô đơn, lẻ loi. - Trống canh dồn: + Tiếng trống chuyển canh thôi thúc, liên hồi  bước đi của thời gian. + Tiếng trống của tâm trạng – tâm trang rối bời vừa lo âu vừa buồn bã của một con người ý thức được sự trôi chảy của thời gian, cuộc đời. - Hồ Xuân Hương cảm nhận được sự bẽ bàng của duyên phận: + Trơ (phơi bày ra), cái hồng nhan (kiếp hồng nhan phận hẩm duyên ôi) đối lập với nước non  thể hiện sự dãi dầu sương gió. + Trơ: trơ trọi, lẻ bóng. Thủ pháp đối: cái hồng nhan >< nước non  tô đậm cảm giác cô đơn, trống vắng. + Trơ: bẽ bàng, tủi hổ. Thủ pháp đảo ngữ và nhịp thơ 1/3/3: nhấn mạnh vào sự bẽ bàng của duyên phận.  Câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước cảnh ngộ của mình. - Từ trơ trong văn cảnh câu thơ không chỉ là bẽ bàng, Giáo viên quan sát, định hướng tủi hổ mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách cho hs thức  bản lĩnh, cá tính của Hồ Xuân Hương. Bước 3: HS báo cáo kết quả => Tâm trạng của Hồ Xuân Hương là: một cảm giác cô thực hiện nhiệm vụ đơn, trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ, bẽ bàng trước Cử đại diện nhóm trình bày cuộc đời. Các nhóm nhận xét, bổ sung 2. Hai câu thực: Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến - Câu 3: Nữ sĩ mượn rượu để giải sầu chẳng những thức không tiêu sầu mà còn càng sầu thêm bởi: Gv nhận xét, bình giảng, liên + Say lại tỉnh, sau mỗi lần tỉnh lại thấm thía thêm nỗi hệ mở rộng và chốt kiến thức đau duyên phận. Hs lắng nghe, ghi bài + Cụm từ say lại tỉnh: gợi cái vòng luẩn quẩn, trở đi Gv bình thêm 2 câu thực trở lại, bế tắc của số phận. Khi buồn tủi, cô đơn người xưa + Từ lại: nghĩa là lặp lại, quay lại  gợi sự chán nản, thường nâng chén tiêu sầu. thất vọng biết bao. Nhưng Nỗi niềm tâm sự thi - Câu 4: Ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, trăng và nhân chẳng những không tiêu người có sự đồng nhất, hòa hợp. Trăng cũng không sầu mà còn càng sầu thêm đem lại niềm vui, thậm chí còn khiến nhà thơ thêm Rượu không giúp cho con buồn khi soi chiếu vào cuộc đời mình. Trăng sắp tàn người quên đi những đau buồn. (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Cuộc đời nữ sĩ: Nhưng thi nhân còn trăng - tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. người bạn muôn đời, thủy => Tâm trạng của nữ sĩ trong hai câu thực là tâm trạng chung của thơ ca, nghệ thuật. xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng. Người bạn tri kỉ ấy có sẻ chia nỗi u sầu đang chất chứa trong 3. Hai câu luận: lòng nhà thơ. - Thiên nhiên cũng mang nỗi niềm phẫn uất, phản kháng dữ dội của con người: Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, xé trời cho thỏa Gv liên hệ mở rộng ở hai câu uất ức, tức giận. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu luận luận: làm nổi bật sự vùng lên, phá ngang của thân phận đất HXH là một nhà thơ cá tính, đá, cỏ cây cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. bản lĩnh, trong các bài thơ khác - Các động từ mạnh đâm, xiên + những phụ ngữ ngang, cũng thể hiện điều này toạc  thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Rêu xiên Chém cha cái kiếp lấy chồng ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất xé chung trời mà hờn oán, phẫn uất, phản kháng. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng - Phép đối: Mặt đất / chân mây  khẳng định thái độ (Kiếp lấy chồng chung) vạch đất xé trời cho thỏa nỗi uất ức. => Tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong hai câu luận là: phẫn uất, phản kháng của con người có ý thức vươn lên, không cam chịu. Đó cũng chính là cá tính, bản lĩnh Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ Gv sử dụng kĩ thuật: "Trình bày một phút" để hướng dẫn tổng kết: mỗi học sinh sẽ nêu đặc sắc về nội dung hoặc về nghệ thuật của bài vừa học mà em nắm được sau khi học xong bài trong vòng 1 phút Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hồ Xuân Hương. 4. Hai câu kết: - Ngán: chán ngán, ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương đã mệt mỏi, chán chường trước duyên phận éo le, bẽ bàng. - Xuân: vừa là mùa xuân vừa là tuổi xuân. Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn, vĩnh cửu còn tuổi xuân của đời người thì qua đi không bao giờ trở lại. - Hai từ lại mang hai nghĩa khác nhau: + lại (1): thêm lần nữa. + lại (2): trở lại.  Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Xuân Hương cảm nhận sự trôi chảy của thời gian, đời người với bao nỗi xót xa, tiếc nuối. - Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến Mảnh tình – san sẻ - tí – con con  nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp - Âm điệu, nhịp điệu câu thơ Mảnh tình – san sẻ - tí – con con  như tiếng thở dài ngao ngán, buông xuôi theo dòng đời. => Tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong hai câu kết là: ngán ngẫm, buông xuôi. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ. 2. Nội dung Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. - Giáo viên gọi 5-7 em thực hiện hoạt động - Hs khác lắng nghe, nhận xét Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức  3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( ) - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, kĩ thuật Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Hình thức dạy học: học sinh làm việc độc lập Hoạt động của GV - HS Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Hồ Xuân Hương đã để lại tác phẩm nào? a. Thanh Hiên thi tập. b. Lưu hương kí. c. Quốc âm thi tập. d. Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Câu hỏi 2: Từ dồn trong câu thơ mang nét nghĩa nào? a. Làm cho tất cả cùng một lúc tập trung về một chỗ. b. Làm cho ngày càng bị thu hẹp phạm vi và khả năng hoạt động đến mức có thể lâm vào chỗ khó khăn,bế tắc. c. Hoạt động được tiếp diễn liên tục với nhịp độ ngày càng nhanh hơn. d. Liên tiếp rất nhiều lần trong thời gian tương đối ngắn. Câu hỏi 3: Từ trơ trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” không chứa đựng nét nghĩa nào? a. Tỏ ra không biết hổ thẹn, không biết gượng trước sự chê bai, phê phán của người Nội dung cần đạt ĐÁP ÁN [1]='b' [2]='c' [3]='a' [4]='d' [5]='c' khác. b. Ở trạng thái phơi bày ra, lộ trần do không còn hoặc không có sự che phủ,bao bọc thường thấy. c. Ở vào tình trạng chỉ còn lẻ loi, trơ trọi một thân một mình. d. Sượng mặt ở vào tình trạng lẻ loi khác biệt quá so với xung quanh, không có sự gần gũi,hòa hợp. Câu hỏi 4: Ý nào không được gợi ra từ câu “Trơ cái hồng nhan với nước non”? a. Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào tình trạng lẻ loi. b. Thể hiện sự tủi hổ,xót xa xủa tác giả khi nhận ra hoàn cảnh của mình. c. Thể hiện sự thách thức, sự bền gan cảu tác giả trước cuộc đời. d. Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của mình. Câu hỏi 5: Cụm từ say lại tỉnh trong câu “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”gợi lên điều gì? a. Sự vượt thoát khỏi hoàn cảnh của nhân vật trữ tình. b. Những tâm trạng thường trực của nhân vật trữ tình. c. Sự luẩn quẩn,bế tắc của nhân trữ tình. d. Bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức  4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( ) - Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, thảo luận nhóm, kĩ thuật trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Hình thức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Bước 1: GV giao nhiệm vụ Đọc bài thơ Tự tình II: 1/ Mạch cảm xúc của bài thơ : Cô đơnbuồn chán- thách thức duyên phận-phẫn uất. Phản kháng- chán ngán, chấp nhận. 1/ Xác định mạch cảm xúc của bài thơ? 2/ Hồng nhan là nhan sắc người phụ nữ 2/ Em hiểu từ hồng nhan là gì ? Ghi lại 2 thành ngữ có từ hồng nhan. đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh. Hai thành ngữ có từ hồng nhan : hồng 3/Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là nhan đa truân ; hồng nhan bạc mệnh. gì ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 3/ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ : Nhà thơ đã Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: cách dùng từ giản dị, dân dã, ý thức sử dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ, lối đảo từ, điệp từ, dùng từ mạnh. Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức  5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Hình thức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. Hoạt động của GV - HS Bước 1: GV giao nhiệm vụ + Tìm đọc thêm 2 bài Tự tình I và III + Ngâm bài thơ Tự tình Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức 3. Hướng dẫn về nhà * Đối với bài học ở tiết này Kiến thức cần đạt - Sưu tầm 2 bài thơ - Tập ngâm thơ. + Học bài, học thuộc lòng bài thơ. + Về nhà làm các bài tập trong phần luyện tập. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo, Chuẩn bị bài Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến Tiết 6- Đọc văn Câu cá mùa thu (Thu điếu) I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân: Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và tâm trạng thời thế. - Thấy đượcc tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ,… 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu thơ Nôm Đường luật. - Đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình. - Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức 3. Thái độ: - Có thói quen đánh giá cái hay cái đẹp của bài thơ. - Yêu quê hương đất nước và con người qua văn học. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY, TRÒ - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số