Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

TRIẾT LÝ VÔ THƯỜNG VÀ HÌNH TƯỢNG BỒ-TÁT QUA TÁC PHẨM CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG CỦA O HEN-RI

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 12 tháng 11 2019 lúc 10:39:09 | Được cập nhật: 13 tháng 4 lúc 14:28:38 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 550 | Lượt Download: 0 | File size: 0.289928 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRIẾT LÝ VÔ THƯỜNG VÀ HÌNH TƯỢNG BỒ-TÁT QUA TÁC PHẨM “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” CỦA O. HENRY Thích nữ Nhuận Bình *** Cổn cổn tràng giang đông thệ thủy, Lãng hoa đào tận anh hùng, Thị phi thành bại chuyển dần không, Thanh sơn y cựu tại, Kỷ độ tịch dương hồng. Đây là bài thơ La Quán Trung đã viết cho phần mở đầu của b ộ “Tam quốc chí”, để nói lên sự thay đổi, lưu chuyển trong kiếp sống của con người và vạn vật. Vạn vật c ứ th ế mà bi ến chuyển lưu hành, cuối cùng rồi như dòng nước chảy tất cả về Đông. Cu ộc đ ời nh ư m ột quán trọ, như một giấc chiêm bao, những thị phi, vinh nhục, thương ghét, thành bại tất cả rồi s ẽ không còn tồn tại mãi. Hiểu được cuộc đời như thế mới thấy kiếp sống này thật mỏng manh. Mỏng manh như thân phận của cô bé Johnsy yếu ớt, tội nghiệp. Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn O. Henry. Mặc dù tác giả không ph ải là tín đồ của Phật giáo, không phải là người am hiểu sâu s ắc về các tri ết lý nhân sinh c ủa nhà Phật, nhưng bàng bạc trong ý nghĩa sâu sắc của Chiếc lá cuối cùng lại chuyển tải nhiều thông điệp mang đậm chất Phật giáo. Cũng như, khi nhà văn mô tả về sự đổi thay của trời đất, của vạn vật cỏ cây và của con người, ngay đó đã bắt gặp triết lý Vô th ường trong Ph ật giáo. Bên cạnh đó, những nghĩa cử cao đẹp, sự ân cần chăm sóc, quan tâm, sự hy sinh cả mạng sống của mình để vì cứu giúp một con người đang tuyệt vọng. Điểm này đã g ặp g ỡ hình tượng của các vị Bồ-tát luôn dấn thân trong cuộc đời để để cứu đ ộ chúng sanh trong Phật giáo. Nhà văn O. Henry TRIẾT LÝ VÔ THƯỜNG TRONG PHẬT GIÁO Heraclitus đã từng phát biểu khi nhìn sự vật biến mình trong trần thế với câu nói bất hủ “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Đức Phật cũng từng dạy: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường” . Trong sách Phật học phổ thông đã định nghĩa về Vô thường như sau: Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định; luôn luôn thay hình đổi dạng; đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã… Ðạo Phật gọi những giai đoạn thay đổi của một vật là: thành, tr ụ, hoại, không (hay sanh, trụ, dị, diệt). Như một làn sóng, khi mới nhô lên gọi là thành (hay sanh) khi nhô lên cao nhất thì gọi là trụ; khi hạ dần xuống thì gọi là hoại (hay dị), khi tan rã thì g ọi 1 là không (hay diệt). Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, đến lớn như trăng sao, đều phải tuân theo bốn giai đoạn ấy cả, nên gọi là Vô thường[1]. Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu cuộc sống trên thế gian ch ỉ là t ạm b ợ, chúng s ẽ thay đổi, biến thiên theo dòng đời. Trong kinh Kim Cang, Đức Phật cũng từng nói: “Nhất thiết hữu vi pháp Như mộng huyễn bào ảnh Như lộ diệc như điển Ưng tác như thị quán” Trong kinh Thất Nhật, Đức Phật cũng căn dặn các Tỳ-kheo rằng: “Tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải ghê sợ nhờm tởm, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát. Vì sao thế, vì có lúc không mưa. Ngay khi không mưa ấy tất cả cây cối, trăm thứ lúa, thảy đều khô héo, đổ nát, chết cả, không thể thường trụ. Vì thế, tất cả các hành đều vô th ường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải nhờm tởm, ghê sợ, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát” [2]. Đạo Phật chia vô thường làm ba giai đoạn, đó là Thân vô thường, tâm vô thường và hoàn cảnh vô thường. TÍNH VÔ THƯỜNG TRONG TÁC PHẨM “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” Chiếc lá cuối cùng (The Last Leaf) là một trong những truyện ngắn hay nhất của nhà văn nổi tiếng người Mỹ O. Henry. Tác phẩm xoay quanh chủ đề với ba nhân vật Sue (Xiu), Johnsy (Giôn-xi) và cụ Behrman (Bơ-men). Cuộc sống ở cái quận nhỏ tại phía Đông Washington này được bao bọc với vẻ bề ngoài yên ắng, thanh bình, nhưng thật ra bên trong lại ẩn ch ứa nhi ều lớp sóng ngầm đến ngột ngạt khó thở. Ai nghĩ rằng một nước Mỹ xa hoa tráng l ệ, l ại ẩn chứa “những góc và đường cong kỳ lạ” . Hơn thế nữa là ở nơi ấy, đã tồn tại những con người phải sống chen chúc nhau vì vấn đề mưu sinh. Thế nhưng, những con người trong cái qu ận nhỏ bé ấy họ vẫn sống và làm những gì họ yêu thích. Lớn hơn nữa họ đã dành cho nhau tấm chân tình thấm đậm giữa con người với con người. Những tưởng rằng tình yêu th ương, s ự s ẻ chia nâng đỡ ấy sẽ đưa họ đi qua những khung trời hạnh phúc. Nhưng không, cu ộc đ ời có quá nhiều đổi thay, tan hiệp, sự thế vô thường đã làm dậy sống cuộc đời c ủa ba nhân v ật chính trong tác phẩm này. Ở trên, chúng ta đã phân tích về những đặc tính của vô thường, đó là thân, tâm và hoàn cảnh vô thường. Ba đặc tính này mỗi ngày, mỗi giây, m ỗi phút luôn hi ện h ữu và chi ph ối con người. Sue và Johnsy là những họa sĩ thời bấy giờ, họ gặp nhau vào tháng 5, tháng có nh ững ánh nắng vàng trải dài khắp con phố. Họ đã thân nhau bởi vì có nh ững s ở thích phù h ợp v ới nhau. Căn gác nhỏ đủ cho hai con người yêu thương nhau sinh sống. Nhưng r ồi m ọi th ứ đ ổi thay, khi tháng 5 qua đi. Từ một con người khỏe mạnh, yêu đời, Johnsy đã ngã bệnh khi trời đã bước vào mùa đông: “Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, rình rập trong “quần c ư”, móng vu ốt giá băng qu ệt vào đây 2 đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành khu phía Đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nh ưng h ắn chỉ mới đặt chân chầm chậm qua các lối ngõ như bàn cờ của mấy “vùng” nhỏ hẹp phủ đ ầy rêu” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Bệnh viêm phổi xuất hiện và đã tấn công Johnsy, từ một cô gái kh ỏe mạnh, yêu đ ời, Johnsy đã ngã gục. “Thế là cô nằm bẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt, xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà gạch kế bên” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Như thế, hoàn cảnh đổi thay, khí trời biến chuyển, con người cũng từ đây thay đổi theo thời gian. Nếu bảo cuộc đời là tồn tại vĩnh hằng, liệu Johnsy có th ảm h ại nh ư thế này không. Cô ấy đã không còn thiết tha sống dù bác sĩ đã hết lòng chạy chữa, dù cô bạn Sua đã hết nước mắt khuyên lơn. Ngày trước Johnsy vui vẻ, yêu đời là th ế, nh ưng ch ỉ cần một cơn bạo bệnh, tâm cô ấy đã đổi thay, không còn thiết tha sống. Tâm con người quan trọng lắm, chỉ cần họ có nghị lực, niềm tin, họ nh ất đ ịnh sẽ v ượt qua mọi khó khăn để giành lại sự sống. Nhưng tiếc là tâm con người không ch ỉ có duy nh ất m ột trạng thái, mà nó thay đổi liên tục nên trường hợp của Johnsy không có gì đáng ph ải ng ạc nhiên. “Johnsy vẫn nằm bẹp, xem chừng không động đậy chút nào dưới tấm vải giường, mặt hướng về cái cửa sổ” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Khi còn khỏe mạnh, người ta sống có mục đích, có lý tưởng, có đích đ ể h ướng đ ến, cu ộc đ ời trở nên màu hồng hoa tợ nắng mai. Người ta bắt đầu đếm th ời gian nh ư đ ếm chính thành qu ả hạnh phúc của mình. Trong khi đó, với những người khi họ không còn thiết tha v ới cu ộc s ống này nữa, họ cũng đếm thời gian, nhưng là chờ đợi từng chiếc lá rơi nh ư s ự l ịm t ắt d ần c ủa hơi thở. “Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và đang đếm, đếm ngược: “m ười hai”, và ít lâu sau: “mười một”, và sau đấy “mười”, rồi “chín”, r ồi “tám” và “b ảy” g ần nh ư li ền nhau” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Cũng chính vì tâm lý này của chúng sanh mà trong kinh Trung A-hàm, Đức Phật dạy: “Này các Ma-nạp ma, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, c ần ph ải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết”[3]. Một điều chúng ta thấy rất rõ sự vô thường chi phối vạn sự vạn vật, không chỉ có con ng ười mà ngay cả hoa lá cỏ cây. Bất kỳ một loại cây nào, từ lúc đâm ch ồi n ảy l ộc, chúng đ ều tr ải qua những chu kỳ sinh diệt, diệt sinh, được biểu hiện qua từng màu lá. Lá màu xanh r ồi theo thời gian chúng chuyển vàng úa, thời gian đi đến hủy diệt của lá vàng sẽ ngày một gần h ơn lá xanh. Tuy nhiên, đôi khi lá vàng vẫn còn trên cây nhưng lá xanh đã rụng xuống. Đó chính là quy luật của cuộc đời mà không một ai có thể thay đổi được. Cây th ường xuân ngay c ửa s ổ phòng Johnsy nằm cũng thế. Vì sao tất cả lá vàng và xanh đều rơi? Phải chăng là vì mưa tuôn, gió thổi? Chính những yếu tố này làm nhân làm duyên để lá phải lìa cây. Đ ể r ồi Johnsy m ỗi giây mỗi phút cứ nghĩ mình sắp rời theo từng chiếc lá. “Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếm muốn nhức đầu. Nh ưng gi ờ thì d ễ r ồi. Thêm chi ếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm. - Năm cái gì, nói cho Sue của bồ nghe nào! - Năm chiếc lá. Trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi… 3 - Cho mình biết khi nào bạn làm xong, vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi. Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông xuôi tất cả, và thả ng ười trôi xu ống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc lá mệt mỏi kia” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Khi đọc đến đây, nhiều người vẫn nghĩ là Johnsy sẽ ra đi, bỏ lại tuổi thanh xuân t ươi tr ẻ c ủa mình, mặc cho cô bạn thân Sue buồn ủ dột. Vì sao một chiếc lá th ường xuân nh ỏ bé có th ể trụ lại trong mưa gió ngập trời thế kia. Thế rồi cụ Behrman đã làm nên kỳ tích. C ụ đã th ức suốt đêm trong giá rét để vẻ chiếc lá thường xuân. Và rồi cụ vĩnh viễn ra đi khi Johnsy đã tìm lại niềm vui trong cuộc sống. – “Mình là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây gi ờ b ồ có th ể mang cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang porto, và… không, mang trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, r ồi mình s ẽ ng ồi lên đ ể xem b ồ n ấu nướng” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Trong Kinh tạng, Đức Phật cũng từng dạy về sự thay đổi của một kiếp người nh ư sau: “Hỡi các Bà-la-môn, giống như một dòng thác núi chảy mau và trôi xa, cu ốn theo tất cả; không lúc nào, phút giây nào nó ngừng chảy, nó cứ tiếp tục chảy trôi. H ỡi các Bà-la-môn, đ ời ng ười cũng giống như thác núi kia. Như ta từng dạy Ratthapapàla: Thế gian là dòng chảy tương tục, là vô thường”[4]. Hoàn cảnh lúc này của Johnsy đã lật sang một trang mới, tâm của Johnsy đã bi ết suy nghĩ và hành động tích cực hơn. Sự sống của Johnsy đã quay trở lại. Như thế, chỉ có vài ngày thôi, mà đường sanh tử đã đến và đi rất nhanh chóng. Thương cho cụ Behrman, người đàn ông khỏe mạnh, suốt một đời luôn mơ về kiệt tác từ một bức tranh do chính tay mình vẽ. Ai có thể nghĩ ông sẽ qua đời sau một đêm mưa gió? Cuộc đời này thay đổi đến không ngờ. Nhìn thấy viễn cảnh của Johnsy và cụ Behrman, chúng ta mới giật mình tỉnh giấc, mạng sống này thật mong manh lắm thay. Điều quan trọng là cần nhận biết chúng để chuyển hóa khổ đau. Trong Luật tạng, Đức Phật từng cảnh báo với chúng đệ tử như sau: Ngày nay đã qua, mạng sống giảm dần, như cá cạn nước, nào có vui chi [5], đại chúng nên cùng nhau tinh tấn tu hành. Điều quan trọng khi nắm rõ lối về sanh tử, con người s ẽ thấy nh ẹ nhàng nh ư m ột l ần được thay áo mới. Biết vô thường để nắm chơn thường trong tầm tay của chính mình. Ngoài triết lý vô thường, tác phẩm Chiếc lá cuối cùng còn gửi đến quý độc giả thông điệp về tấm lòng từ bi, bao dung, vị tha với đồng loại. Tư tưởng này được chuyển tải đ ến m ọi ng ười chính là hình ảnh của các vị Bồ-tát đi vào đời và làm cho đời sáng t ươi. Tr ước tiên, chúng ta nên hiểu thế nào là khái niệm Bồ-tát. HÌNH TƯỢNG BỒ-TÁT TRONG “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” Không cần những khái niệm trừu tượng sâu xa, không cần nhọc công tìm kiếm những gì mới mẻ từ tác phẩm để đời của O. Henry, thì hình tượng Bồ-tát vẫn hiện lên rất rõ nét qua s ự hy sinh thầm lặng của những con người biết sống cho nhau và vì nhau. Tác phẩm xoay quanh ba nhân vật, nhưng có hết hai con người đã làm độc giả xúc động vì nhân cách s ống quá tuy ệt vời của họ. Họ luôn có mặt trong nhau, chuyển tải năng lượng sống, tình yêu thương, dẫu mình phải gánh lấy những gì thiệt thòi nhất. Đối với Phật giáo, đây chính là nh ững con ng ười 4 mang trong mình dòng máu của đức hạnh Bồ-tát, những con người đại diện để chia sẻ nỗi khổ niềm đau cho tất cả chúng sanh. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” Để đi vào từng nhân vật cụ thể, chứng minh cho hình tượng của các vị Bồ-tát hóa hiện trong cuộc đời để mang lại niềm an lạc, hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Nói chúng sanh là m ột khái niệm rộng, thật ra đó là những người hữu duyên, những người trước mặt ta, xung quanh ta và trong mỗi chúng ta. Chỉ cần sự có mặt của ta mà ng ười h ạnh phúc, bình an thì ta đã hoàn thành tốt tâm nguyện Bồ-tát của chính mình. Sue và Johnsy chỉ là hai con người xa lạ, họ vô tình gặp nhau, thấy hợp và trở về chung s ống cùng nhau dưới một mái nhà thuê. Đối với đạo Phật, sự gặp gỡ này đ ược b ắt ngu ồn t ừ m ột chữ duyên. Vì rõ ràng nếu không có duyên với nhau, tại sao giữa hàng v ạn ng ười trong xã h ội này ta đã gặp mà ta chỉ thân có mỗi vài người. Sue và Johnsy cũng th ế, h ọ đ ến v ới nhau vì cái duyên và sâu hơn cái duyên chính là cái tình người mà họ đã dành cho nhau. Mùa đông đến, Johnsy ngã bệnh nặng vì viêm phổi cấp tính. Giữa th ời bu ổi kinh t ế khó khăn, việc mưu cầu sự sống dường như là nhu cầu thiết yếu. Sue phải cật lực vẽ tranh đ ể có ti ền trang trải việc chi tiêu, ăn uống, thuê nhà và chăm sóc cô bạn Johnsy đang nằm bẹp dính không còn sự sống. Tại sao Sue lại làm thế, trong khi Johnsy nào có phải người thân thuộc của Sue, người thân đôi khi họ còn bỏ mặc. Còn nhớ “Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. R ồi cô đ ường b ệ đi vào phòng c ủa Johnsy với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng” (Chiếc lá cuối cùng O. Henry). Chứng tỏ Sue rất yêu thương Johnsy và lo sợ cô ấy sẽ ra đi mãi mãi. Sue khóc khi nghe bác sĩ báo về tình trạng sức khỏe của Johnsy, nhưng cô ấy phải gượng cười để lấy l ại tinh thần cho bạn. Hành động ấy chính là tâm nguyện của một vị Bồ-tát, vì, “Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người khác, làm lợi ích cho mọi người, xót th ương th ế gian, cầu nghĩa lý, lợi ích, an ổn và khoái lạc cho tr ời và ng ười, ng ười ấy là b ậc nh ất, là tuyệt diệu giữa mọi người”6[6]. Cho đến những lúc ngặt nghèo nhất để giằng lấy giữa sự sống và cái chết cho Johnsy, Sue phải tự đánh lừa mình và đánh lừa bạn: “Ô hay! Mình chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá thường xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ nói với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn… xem ông ấy nói gì nào… ông ấy nói c ơ may chính xác là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may chúng mình có ở New York để đáp tàu điện hay đi qua một tòa nhà mới. Bây giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít rượu vang porto cho cô bé đang bệnh, và thịt lợn cho chính tác giả ăn” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Mục đích cuối cùng để giúp bạn thoát khỏi nguy nan, bảo toàn tính mạng. Sue đã hiện lên trong tác phẩm như là một thiên thần hộ mệnh của cuộc đ ời Johnsy. Sue đ ẹp lắm, đẹp như ánh nắng mai chan hòa giữa không gian bao la vô tận, đẹp như ông Bụt, bà tiên 5 đến từ mỗi giấc mơ, đẹp như những vị Bồ-tát hiện thân giữa cuộc đời. Có được một ng ười bạn như Sue, cuộc đời này xem như không uổng phí. Sue đã đẹp như thế, ông già Behrman lại càng tuyệt vời hơn. Như tác phẩm đã mô tả: “Ông già Behrman là một hoạ sĩ sống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ (Sue và Johnsy). Ông đã quá sáu mươi, và có một chòm râu rậm như ông Moses hiện thân trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một s ự th ất bại trong ngh ệ thu ật. Trong bốn mươi năm ông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạm gần đến vạt áo c ủa Ng ười Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm nay ông không vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông kiếm tiền chút đỉnh bằng việc ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ trong quần cư khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống r ượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnam là một ông già nh ỏ thó nh ưng d ữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra yếu đuối, và xem mình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ sống ở tấng trên” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Hai họa sĩ trẻ sống ở tầng trên chính là Sue và Johnsy. Cuộc đ ời ông khá bất h ạnh, đã nghèo lại không may mắn, mải mê đi tìm một kiệt tác, nhưng 40 năm trôi qua r ồi ông v ẫn không thấy kiệt tác đâu. Buồn cho cuộc đời hẩm hiu, ông sa vào chè chén, có khi hung dữ,… Tất cả những điều đó những tưởng rằng ông chính là gã tồi tệ. Nhưng không, chúng ta không thể lấy vẻ bên ngoài để đánh giá toàn bộ con người bên trong của Behrman, bằng chứng là ông cố tình hưng dữ để bảo vệ hai cô gái yêu đuối của phòng trên. Đó chính là b ảo v ệ cho công lý, cho chính bề mặt phải của xã hội. Trong kinh Phổ Môn đã nói rất rõ về 32 ứng thân của các vị Bồ-tát, khi các Ngài tình nguyện đi vào đời để cứu khổ chúng sanh, các Ngài không hề lựa chọn nơi sung túc, đầy đủ để mình sinh ra mà bất kỳ nơi nào có chúng sanh đau khổ thì l ập t ức ứng hi ện. Có khi làm ng ười, có khi làm thú, có khi vào lầu xanh, có khi làm vua, làm những k ẻ bần cùng, th ối nát,… B ất c ứ ở trong một hình thức nào, miễn là có cơ hội tiếp cận để cứu giúp tất cả chúng sanh thì các Ngài không từ nan. Cụ Behrman cũng thế, tuy mang thân phận thấp kém trong xã hội, nh ưng trái tim của cụ lại rộng lớn, bao dung. Cụ thương Johnsy như chính đứa con bé b ỏng c ủa mình. Để rồi, trong cái đêm mùa đông rét mướt ấy, cụ đã thức trắng đ ể h ọa lên b ức tranh “Chiếc lá cuối cùng” ngay đêm chiếc lá duy nhất trên cây thường xuân rơi xuống. Ðối với Phật giáo, mỗi vị Phật trước khi thành đạo họ đã thực hành hạnh Bồ-tát trong th ời gian rất dài. Trong “Câu-xá Luận” (zh. 阿毗達磨俱舍論 , sa. abhidharmakośa-śāstra) mô tả tinh thần Bồ-tát qua đoạn văn tuyệt tác như sau: “Tại sao những Bồ-tát một khi thề nguyện để đạt đến Vô thượng Chính giác, phải trải qua thời gian dài như vậy? Bởi vì muốn đạt đến Vô thượng Chính giác không phải dễ, cần phải tích lũy thật nhiều tri thức và đức hạnh, cùng với vô số thiện nghiệp trong ba kiếp. Chúng ta có thể hiểu r ằng Bồ-tát n ỗ l ực ti ến đ ến Chánh giác, cho dù đạt đến quả vị này không phải dễ dàng, và vì đây là con đ ường duy nhất để đạt sự giải thoát đi nữa. Nhưng sự thật không hẳn phải như vậy. Tại sao Bồ-tát phải gánh vác sự lao lực lớn lao vô hạn như thế? Vì lợi ích cho tha nhân, vì đại nguyện cứu vớt chúng sinh ra khỏi dòng thác khổ đau”[7]. 6 Johnsy không phải là người thân của cụ, chỉ là một cô hàng xóm cùng nghề họa sĩ thôi, với vẻ bên ngoài cụ la té tát là thế, nhưng tận sâu tẳm trái tim cụ luôn muốn bảo vệ, yêu th ương, giúp đỡ. Nếu không phải là tâm nguyện của những vị Bồ-tát, ai có th ể ch ấp nh ận hy sinh, đ ội mưa gió mang niềm vui cho người. Để rồi sáng hôm sau, buổi sáng mà Johnsy nghĩ rằng mình sẽ lìa bỏ cõi đời khi chiếc lá cuối cùng đã rơi rụng. “Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá th ường xuân d ựa trên b ức tường gạch. Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có màu xanh thẫm gần cu ống, nh ưng v ới phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Johnsy đã lấy lại niềm tin và sự sống nhờ vào chiếc lá của cụ Behrman đã v ẽ đêm qua. C ụ làm trong âm thầm lặng lẽ, cũng chẳng cần đến lời cám ơn của Sue hay Johnsy hay cả thế gian này. Khi trái tim từ bi bộc phát, nó không cần lấy một điều ki ện, dù đi ều đó th ật nh ỏ nhoi. Cụ không tiếc đến thân mạng, vượt qua những trận mưa rát mặt, những cơn gió làm se buốt tâm can, chỉ một điều duy nhất “lấy lại niềm tin vào cuộc sống cho cô bé”. Cái ước mơ cháy bỏng có được kiệt tác để đời lúc này cũng tan biến, cụ không màng đ ến nó n ữa. V ới c ụ, chỉ cần Johnsy bình phục, sống vui vẻ, hạnh phúc là cụ mãn nguyện lắm rồi. Đức Phật từng dạy: “Hạt giống Bồ đề, không thể gieo trên hư không, chỉ trồng trên đất chúng sinh mà thôi”[8]. Cụ Behrman đã gieo xuống cuộc đời này một hạt giống lành, hạt giống c ủa t ừ, bi, hỷ, xả. 7 Chiếc lá thường xuân thật đã rụng, rụng như định luật vô thường vốn dành cho cu ộc đ ời này, nhưng chiếc lá thường xuân giả vẫn còn mãi mãi, nó bất biến theo thời gian vì nó đại diện cho tinh thần nhân văn, đạo đức. Johnsy lấy lại được niềm tin thì cụ Behrman đã mất d ần s ự sống. Cụ đã mang chính sinh mạng của mình để đổi lấy cuộc đời hạnh phúc của Johnsy. C ụ không cần Johnsy biết, cũng không cần ai biết, đơn giản, cụ làm vì chính trái tim mình th ấy nó thật sự cần thiết. Nghĩa cử ấy, tinh thần ấy đã làm bao trái tim đ ộc gi ả th ổn th ức khi nghe Sue bộc bạch: “Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh ch ỉ trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn phòng tầng d ưới, ngất x ỉu với cái chân đau đớn. Đôi giày và quần áo ông ấy bị ướt cả, lạnh như nước đá. H ọ không th ể hi ểu nổi ông đã đi đâu trong một đêm kinh hoàng như thế. Và r ồi h ọ tìm th ấy cái đèn bão, v ẫn cháy, và một cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên màu m ới ít màu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá th ường xuân cu ối cùng trên b ức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ bay l ất ph ất khi có gió th ổi không? 8 Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman đấy – ông đã v ẽ nó đúng vào đêm chi ếc lá cu ối cùng rơi rụng” (Chiếc lá cuối cùng - O. Henry). Tác phẩm dừng lại nơi đây để bao độc giả phải sửng sốt, nghẹn ngào. M ặc dù đ ến cu ối đ ời, Behrman đã thật sự có một kiệt tác lừng danh. Nhưng ông đâu còn s ống để h ưởng đ ược cái vinh hoa phú quý ấy nữa. Cho đến khi nhắm mắt, ông đâu biết đó là tác ph ẩm đ ể đ ời c ủa mình. Vì dễ hiểu thôi, Behrman làm tất cả vì sự sống của Johnsy ch ứ không ph ải vì mình muốn có kiệt tác. Theo kinh Pháp Hoa, “Bồ-tát đứng trên lập trường chỉ dương giữa đạo tại gia và xuất gia, phát tâm Đại Bồ-đề, lấy lòng vô ngã và lòng thương yêu người khác mà thực hành mọi hạnh nguyện, hồi hướng công đức cho hết thảy chúng sanh để hoàn thành s ự nghiệp cứu mình và cứu người”[9]. Behrman đã hoàn thành tâm nguyện, ông đã ra đi nhẹ nhàng để lại cho đời vô vàn tiếc nuối. Đó là một nghĩa cử đẹp, cao cả, đáng để ngàn đời sau soi chiếu. Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn O. Henry người Mỹ. Chắc chắn một điều, khi viết tác phẩm này, ông cũng không nghĩ sẽ áp dụng triết lý s ống c ủa bất kỳ một tôn giáo nào để nó ý nghĩa và tồn tại lâu hơn. Nhưng sự trùng hợp về triết lý s ống là một lẽ hiển nhiên như người ta vẫn thường nói “tư tưởng lớn gặp nhau”. Điều đáng ghi nhận ở tác phẩm chính là sự chuyển tải sống động v ề cu ộc s ống c ủa ki ếp nhân sinh. Sự thay đổi, vô thường trong cuộc đời là một quy luật bất biến. Chỉ cần hiểu chúng một cách chân thực, nhất định con người sẽ có thái độ sống tốt hơn, tích cực hơn. Bên cạnh đó, giá trị nhân văn, tinh thần Bồ-tát đã phác họa qua tác phẩm cũng chính là bài h ọc làm người cho bao thế hệ. Nếu như loài người cứ giẫm đạp lên nhau mà s ống, vì ni ềm vui, sự sung sướng của mình mà bất chấp mọi thủ đoạn để hại người thì tác phẩm đã đi ng ược lại, tất cả dành cho cuộc đời tươi đẹp này. Dẫu là một mạng s ống, d ẫu là kh ổ đau, ch ỉ c ần được cho đi, người ta vẫn không từ nan miễn có người được vui vẻ, hạnh phúc. Th ật khi ến người ta cảm kích để áp dụng vào chính cuộc đời của mình. Đơn giản lắm nhưng nếu không có trái tim của một vị Bồ-tát, điều này thật khó biết bao. “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” Thích nữ Nhuận Bình —————————————————————————————————————— [1] Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông I, Vô thường, Nxb Tôn Giáo, 2012, tr.218 [2] Thích Hạnh Bình, Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trung A-hàm , Tủ sách Tuệ Chủng, 2013, tr.83. [3] Thích Hạnh Bình, Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trung A Hàm, sđd, tr.84. 9 [4] Thích nữ Trí Hải (dịch), Đức Phật đã dạy những gì, Nxb Tôn Giáo, 2000, tr.66 [5] HT.Thích Trí Tịnh, Kinh Phạm Võng Bồ-tát giới, NXB Tôn Giáo, 2002, tr.7 [6] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung A-hàm, Thành phố Hồ Chí Minh: VNCPH Việt Nam, 1992, tr.17. [7] Trích từ “A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận”(zh. 阿 毗 達 磨 俱 舍 論 , sa. abhidharmakośa-śāstra) quyển thứ 12, Ðại tạng kinh quyển thứ 29, trang 63. [8] HT.Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, quyển nhứt, THPG TP.HCM ấn hành, 1992, tr.715. [9] Thích Quảng Độ, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản, 1969, tr.181. 10