Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tổng kết phần Văn học

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 2 2020 lúc 16:59:54


Mục lục
* * * * *

Câu 1

Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận: Văn học dân gianvăn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học: tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng:

Tổng kết phần Văn học

Câu 2

a.

* Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

- Tính truyền miệng (chỉ ra chất liệu và phương thức lưu truyền của văn học dân gian): chất liệu gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động và tồn tại bằng phương thức truyền miệng.

- Tính tập thể: là sản phẩm sáng tạo chung của cả cộng đồng.

- Tính dị bản: nhờ truyền miệng và là kết quả của quá trình sáng tạo của cả tập thể nên tất yếu có tính dị bản, có sự dôi ra, sáng tạo, khác biệt giữa các bản kể.

- Tính thực hành - diễn xướng: tác phẩm văn học dân gian không phải là những văn bản ngủ yên trên trang giấy mà tồn tại giữa dòng đời chảy trôi, trên cửa miệng của người đời. Vì vậy, văn học dân gian sống trong lòng cộng đồng, tồn tại cùng với những hình thức diễn xướng dân gian (lễ hội, diễn tích chèo trong văn hóa đình làng, kể chuyện sử thi quanh ché rượu cần,...)

* Những thể loại văn học dân gian và đặc trưng chủ yếu của từng thể loại:

- Thần thoại (tự sự dân gian) kể về các vị thần nhằm giải thích, tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.

- Sử thi: (tự sự dân gian, có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng) kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

- Truyền thuyết (tự sự dân gian) kể về nhân vật và sự kiện lịch sử theo xu hướng lý tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công với đất nước, dân tộc, cộng đồng.

- Truyện cổ tích (tự sự dân gian, có cốt truyện và hình tượng hư cấu cố định), kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

- Truyện ngụ ngôn (tự sự dân gian, ngắn, kết cấu chặt chẽ) kể về sự việc có liên quan đến con người, gửi gắm những triết lí nhân sinh và bài học về cuộc sống.

- Truyện cười (tự sự dân gian, ngắn, kết thúc bất ngờ) kể về sự việc xấu, trái tự nhiên nhằm gây cười, giải trí hoặc phê phán.

- Tục ngữ (câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp) đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày.

- Câu đố (câu nói hoặc bài văn vần ngắn) mô tả vật đố bằng phương thức ẩn dụ để người nghe tìm lời giải, nhằm giải trí, rèn luyện tư duy, cung cấp những tri thức về cuộc sống.

- Ca dao (trữ tình dân gian, thường kết hợp với nhạc và diễn xướng) nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người.

- (tự sự dân gian bằng văn vần) nói về các sự kiện mang tính thời sự của làng, nước.

- Truyện thơ (tự sự dân gian bằng thơ) phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi, công bằng xã hội.

- Chèo (kịch dân gian, kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng) ca ngợi tấm gương đạo đức, phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.

b. Làm sáng tỏ đặc điểm nội dung và nghệ thuật của 1 số thể loại văn học dân gian qua văn bản đã học hoặc đã đọc.

- Thần thoại: Qua truyện Thần trụ trời hay Con Rồng cháu Tiên ta phần nào thấy được đặc trưng của văn học dân gian: sử dụng yếu tố kì ảo để giải thích những hiện tượng tự nhiên, phản ánh khát vọng chinh phục và chiến thắng của con người thời cổ đại.

- Truyền thuyết: Qua truyện như Thánh Gióng, An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ta thấy được thái độ của nhân dân về những nhân vật và sự kiện lịch sử, những người có công với đất nước, cộng đồng, dân tộc.

- Truyện cổ tích: Qua những truyện như Sọ Dừa, Tấm Cám, Sự tích trầu cau, ta thấy được số phận của những người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

- Ca dao: là tấm gương phản chiếu tâm hồn con người. Thông qua những câu ca dao ta thấy được tâm tư tình cảm, nguyện vọng và ước mơ của nhân dân lao động tự ngàn đời.

Câu 3

a. Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển gồm: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.

b. Văn học viết Việt Nam phát triển dựa trên sự ảnh hưởng qua lại của các yếu tố:

- Yếu tố truyền thống dân tộc: Văn học viết phát triển dựa trên nền tảng của văn học dân gian. Là sự kế thừa và tiếp nối của những giá trị truyền thống. Nhiều tác giả văn học viết đã sử dụng những chất liệu của văn học dân gian cho sáng tác của mình, thậm chí là tiếp thu về thể loại.

Như Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm đã sáng tạo nhiều bài thơ có chất liệu và ngôn ngữ từ văn học dân gian (hình tượng chiếc bánh trôi nước, quả cau, con cóc,...). Hay Nguyễn Dữ sử dụng những yếu tố kì ảo những tích truyện dân gian để viết nên tác phẩm Truyền kì mạn lục.

- Văn học viết Việt Nam còn ảnh hưởng trực tiếp từ văn học Trung Hoa.

Nhiều thể loại như: tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường luật, phú, kí sự,... đều được các tác giả thời trung đại vận dụng và tạo nên những kiệt tác. Ví dụ như Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...

- Văn học viết Việt Nam còn ảnh hưởng, tiếp thu và tiếp biến văn hóa phương Tây, mà chủ yếu là Pháp.

Ví dụ: cùng với quá trình đồng hóa và xâm lược của thực dân Pháp, các tác giả đã tiếp thu và sáng tạo theo những thể loại hiện đại (truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ mới,...) tạo nên diện mạo nền văn học hiện đại phong phú và đa dạng như ngày nay.

c. Sự khác biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại:

Sự khác biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại  

Câu 4

a. Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X - XIX trải qua 2 thời kì: văn học trung đại và văn học hiện đại. Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của 2 thời kì văn học, học sinh tham khảo ở câu 3.

b.

* Các thể loại văn học trung đại đã học:

- Thơ Đường luật (chữ Hán) (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)

- Thơ Nôm Đường luật (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Thơ thất ngôn xen lục ngôn (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi)

- Phú (Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu)

- Cáo (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

- Tựa (Tựa trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lương)

- Sử kí (Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên)

- Truyện truyền kì (Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

- Tiểu thuyết chương hồi (Hồi thứ mười bốn, trích Hoàng Lê nhất thống chí - Nhóm tác giả Ngô gia văn phái)

- Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc)

- Thơ Nôm lục bát, song thất lục bát.

* Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại:

- Chiếu: là loại văn bản do vua ban lệnh cho thiên hạ biết để thực hiện một công việc nào đó. (Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn)

- Cáo: là loại văn bản của vua, tuyên bố trước nhân dân vấn đề nào đấy, tương đương như tuyên ngôn thời nay (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

- Phú: là loại văn viết thường có nhịp, vần, đối, dùng để miêu tả, ngâm vịnh, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đó có tính xã hội hoặc triết lí.

- Thơ Đường luật: là loại thơ chữ Hán, có nguồn gốc từ Trung Quốc, có niêm luật chặt chẽ và phản ánh trình độ uyên bác của người viết.

- Thơ Nôm Đường Luật: là loại thơ do người Việt vận dụng và sáng tạo từ thơ Đường Luật, viết bằng chữ Nôm.

- Ngâm khúc: là loại thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, thông qua một hình tượng văn học nào đó, thể hiện nỗi niềm của tác giả.

- Hát nói: là thể loại dùng trong sân khấu, được diễn xuất bằng cách đọc (nói) có nhạc điệu nhưng không phải ngâm hoặc hát.

c. Lập bảng những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu:


Được cập nhật: 15 tháng 4 lúc 1:04:48 | Lượt xem: 427

Các bài học liên quan