Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

TỔNG HỢP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 10 2020 lúc 22:55:08 | Được cập nhật: 10 giờ trước (17:58:37) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 375 | Lượt Download: 4 | File size: 0.087464 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP

1. NHÂN HÓA
- Khái niệm:
Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật biến những vật vô tri, vô giác có những
hoạt động, tính chất như con người.
- Phân loại:
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi
những sự vật không phải là người.
+ Dùng những từ ngữ vốn dùng cho người để dùng cho vật
Trò chuyện với vật như với người
- Tác dụng:
Khi dử dụng dụng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả
trở nên sống động, gần gũi với con người thường xuyên được sử dụng làm
phương tiện giúp con người dãi bày tâm sự,
2. SO SÁNH
- Khái niệm;

So sánh là đem đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm
ra điểm giông nhau giữ chúng. Do vậy hai đối tượng đem so sánh phải có sự
tương đồng với nhau:
- Phân loại:
+ So sánh ngang bằng: Như là, giống như, tựa
+ So sánh hơn kém: Chẳng bằng…
- Tác dụng:
+ Khi đem sự vật ra so sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp
người đọc hình dung rõ hơn.
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm cuả người viết thì tạo ra những lối
nói cảm xúc làm giá trị biểu đạt cao.
3. ẨN DỤ
- Khái niệm:
+ Ẩn dụ là cách dùng sự vật, sự việc này để gọi tên cho sự vật, sự việc khác.
Hai đối thương thường gần gũi với nhau.
+ Trong biên pháp ẩn dụ về A thường ẩn đi mà chỉ xuất hiện vế
- Phân loại:
+ Ẩn dụ hình tường: Cách gọi sự vật A – sự vật B
+ Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B
+ Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các
loại giác quan khác nhau.
- Tác dụng:
Sử dụng ẩn dụ tạo ra sắc thái biểu cảm cao làm câu văn, câu thơ có hình
tượng đặc biệt
Ví dụ: Làn thu thủy nét xuân sơn
4. HOÁN DỤ
- Khái niệm:
Hoán dụ là cách dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào sự gần gũi,
đi đôi giữa 2 sự vật
- Phân loại:
+ Lấy bộ phân để chỉ toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị đựng
+ Lấy vật dùng để chỉ người dùng
+ Lấy số ít để chỉ số nhiều, chỉ sự tổng quát.
- Tác dụng:
+ Sử dụng hoán dụ trong văn thơ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt.

5. ĐIỆP NGỮ
- Khái niệm:
Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội
dung được nói đến.
- Phân loại:
+ Điệp ngữ nối tiếp: Những từ lặp lại đứng liền nhau trong câu
+ Điệp ngữ cách quãng: Cách vài từ lại có vài từ
+ Điệp ngữ vòng: Cuối câu, trước và đầu câu sau
- Tác dụng:
Nhờ có Điệp Ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng mạnh mẽ và có sự
tăng tiến. Điệp Ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan
trọng, làm lời nói có sức thuyết phục cao. Điệp Ngữ tạo sự cân đối nhẹ
nhàng, tạo tính nhác cho câu thơ , câu văn.
6. CHƠI CHỮ
- Khái niệm:
Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí
dỏm, hài hước trong khi nói và viết.
- Phân loại:
+ Dùng từ gần âm, đồng âm, lặp âm
+ Nói lái
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa
- Tác dụng:
Tạo ra sắc thái dí dỏm và cách hiểu đặc biệt vì thế nó được sử dụng trong
đời sống sinh hoạt hằng ngầy, trong thơ văn trào phúng.
7. NÓI QUÁ
- Khái niệm:
Nói quá là nói cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật,
hình tượng để nhấn mạnh , tăng sức biểu cảm. Nói qua còn được gọi là khoa
trương, thâm xưng, phóng đại hoặc cường điệu.
- Tác dụng:
Do có tính biểu cảm cao nên nó thường ít được sử dụng trong văn bản và đòi
hỏi sự hài hòa về ắc thái
8. NÓI GIẢM - NÓI TRÁNH
- Khái niệm
Nói giảm nói tránh là biện pháp nghệ thuật dùng cách diễn đạt giảm nhẹ
mức độ. quy mô, tính chất của sự vật sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác

với tên gọi của sự vật, hiện tượng.
- Tác dụng:
+ Khi đề cập đến sự đau buồn
+ Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục

Bài tập:
Bài 1: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
A .Nhân hoá và so sánh
B. Nói quá và liệt kê.
C. Ẩn dụ và hoán dụ.
D. Chơi chữ và điệp từ.
Bài 2. Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
Gợi ý:
– Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái
độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo
đó em sẽ trả lời được câu hỏi.
Bài 3. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
(Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Gợi ý:
Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như:
– Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước.
Bài 3 : Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
* Gợi ý:
– Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng
– Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy
đặn .

Khi phân tích ta làm như sau : Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài
tình vì qua hình ảnh cái bánh nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một
hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh … (nghĩa bóng) – từ đó gợi cảm
xúc cho người đọc về người phụ nữ xưa …
Bài 4:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
– Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?
– Phân tích giá trị biểu cảm ?
* Gợi ý:
– Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ
– Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt
trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm
sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác
Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta
trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn
minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính
yêu của dân tộc chúng ta.

Bài 5: Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:
1. Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Ca dao)
1. Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
1. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…
(Chể Lan Viên)
Gợi ý:
* a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người
nghèo khổ).
“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu
sang, quyền quí).
* b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).
– Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp

trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước
sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.
* c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho
nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).
– “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho
mùa (mùa đông)