Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

§4. Các tập hợp số

CÁC TẬP HỢP SỐ

1. Tập hợp số tự nhiên, kí hiệu \(\mathbb{N}\)

    \(\mathbb{N}\) = {0; 1; 2; 3; ..}.

    \(\mathbb{N}\)* = {1; 2; 3; 4; ...}

2. Tập hợp số nguyên, kí hiệu là \(\mathbb{Z}\)

  \(\mathbb{Z}\)={…, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, …}.

Tập hợp số nguyên gồm các phân tử là số tự nhiên và các phân tử đối của các số tự nhiên.

3. Tập hợp số hữu tỉ, kí hiệu là \(\mathbb{Q}\)

   \(\mathbb{Q}\)={ a/b;  a, b ∈ \(\mathbb{Z}\), b≠0}

Mỗi số hữu tỉ có thể biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

4. Tập hợp số thực, kí hiệu là \(\mathbb{R}\)

Một số được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là một số vô tỉ. Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là \(\text{I}\). Tập hợp số thực gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.

   \(\mathbb{R}=\mathbb{Q}\cup\text{I}\)

5. Một số tập hợp con của tập hợp số thực.

+ Đoạn [a, b] ={x ∈ \(\mathbb{R}\) / a ≤ x ≤ b}

+ Khoảng (a; b) ={x ∈ \(\mathbb{R}\) / a < x < b}

– Nửa khoảng [a, b) = {x ∈ \(\mathbb{R}\) / a ≤ x < b}

– Nửa khoảng (a, b] ={x ∈ \(\mathbb{R}\) / a < x ≤ b}

– Nửa khoảng [a; +∞) = {x ∈ \(\mathbb{R}\)/ x ≥ a}

– Nửa khoảng (-∞; a] = {x ∈ \(\mathbb{R}\) / x ≤a}

– Khoảng (a; +∞) = {x ∈ \(\mathbb{R}\) / x >a}

– Khoảng (-∞; a) = {x ∈\(\mathbb{R}\)/ x<a}.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm