Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tỏ lòng

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 2 2020 lúc 11:31:23


Mục lục
* * * * *

Câu 1

- Chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên tác với bản dịch thơ qua câu 1:

+ "Hoành sóc": cầm (cắp) ngang ngọn giáo. Từ này gợi ra tư tế chủ động, tự tin, điềm tĩnh, giàu sức mạnh nội lực của người trấn giữ đất nước. (thế tĩnh)

+ "Múa giáo": gợi trình độ thuần thục của nghề kiếm trong thao tác thực hành, có chút sự phô trương, biểu diễn. (thế động)

=> Câu thơ dịch chưa sát nghĩa so với nguyên tác chữ Hán.

- Người lính trấn giữ đất nước trong không gian: "giang sơn" (non sông) và thời gian "kháp kỉ thu" (trải mấy thu). Không gian rộng lớn và thời gian dài bất biến cho thấy tầm vóc của con người sánh ngang tầm vũ trụ, kì vĩ và hiên ngang.

Câu 2

Sức mạnh của quân đội nhà Trần được thể hiện qua câu 2: "Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu".

- Câu thơ sử dụng nghệ thuật thậm xưng, phóng đại nhằm so sánh sức mạnh của quân đội nhà Trần với sức mạnh của loài mãnh thú.

- Câu thơ cho thấy sức mạnh của quân đội nhà Trần hùng mạnh, khí thế có thể át sao Ngưu trên trời. Quân đội nhà Trần mạnh về cả trí và lực, binh tướng vừa hùng mạnh vừa có trí dũng song toàn. Vì thế có thể khẳng định khí thế của quân đội nhà Trần hùng mạnh có thể làm thay đổi trời đất.

Câu 3

Nam nhi thời phong kiến coi việc lập công (để lại sự nghiệp) và lập danh (để lại tiếng thơm) là nhiệm vụ quan trọng của cuộc đời. Đây là chí làm trai theo quan niệm Nho giáo. Lập công danh là món nợ của kẻ làm trai. Chừng nào chưa lập được công danh, chưa tạo được tiếng thơm là chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

=> Đặt trong xã hội phong kiến thời loạn, đất nước luôn bị họa ngoại xâm, chí làm trai mà Phạm Ngũ Lão nêu ra có tác dụng mãnh mẽ, cổ vũ con người từ bỏ lối sống cá nhân, ích kỉ để sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp "bình quốc an dân", do đó nó mang giá trị tích cực.

Câu 4

Nỗi "thẹn" trong câu cuối: "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu" (Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu):

- Thẹn vì chưa có tài mưu lược được như Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) để cứu dân cứu nước.

- Thẹn vì trí và lực của mình có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn còn quá bộn bề.

=> Nỗi thẹn có giá trị nhân cách, khắc họa tâm thế của con người có trách nhiệm với non sông, đất nước.

=> Nỗi thẹn cũng bộc lộ khát vọng, hoài bão lớn: muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, giúp vua, giúp nước.

Câu 5

- Hình ảnh trang nam nhi thời Trần là những người có ước mơ, hoài bão lớn và ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc.

- Bài học đối với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai:

+ Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết vạch kế hoạch để thực hiện hoài bão ấy.

+ Nỗ lực hết mình để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.

+ Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của quốc gia, dân tộc.


Được cập nhật: 9 giờ trước (12:44:45) | Lượt xem: 442

Các bài học liên quan