Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 6. Câu lệnh điều kiện

BÀI 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN

1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện

- Mỗi sáng thức dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, đến trường...

- Em thường đi đá bóng cùng các bạn vào sáng chủ nhật.

- “Nếu” bị ốm, em sẽ không tập thể dục buổi sáng (có thể là không đến trường được)

- “Nếu” trời mưa em không đi đá bóng và ở nhà giúp mẹ dọn nhà cửa; ngược lại em sẽ đi đá bóng.

=> Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi 1 điều kiện cụ thể xảy ra. Điều kiện thường là 1 sự kiện được mô tả sau từ “Nếu”

2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện

- Mỗi 1 điều kiện được mô tả dưới dạng 1 phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hoặc sai

- Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn. Khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn.

3. Điều kiện và phép so sánh

- Ví dụ 1: Ta muốn chương trình in ra màn hình giá trị lớn hơn trong số hai giá trị của các biến a và b. Khi đó giá trị của biến a hoặc b được in ra phụ thuộc vào phép so sánh a > b là đúng hay sai:

  • “Nếu a > b, in giá trị của biến a ra màn hình;
  • Ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình.”

=> Điều kiện được biểu diễn bằng phép so sánh a > b

- Các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng à điều kiện được thoả mãn, ngược lại điều kiện không được thoả mãn.

4. Cấu trúc rẽ nhánh

- Ví dụ 1: 

  • B1: Tính tổng số tiền T
  • B2: Nếu T >=100000 thì số tiền phải thanh toán là 70%*T
  • B3: In hoá đơn

- Ví dụ 2: 

  • B1: Tính tổng số tiền T
  • B2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70%*T; Ngược lại số tiền phải thanh toán là 90%*T.
  • B3: In hoá đơn

=> Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện ở ví dụ 1 được gọi là “Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu”, còn ở ví dụ 2 được gọi là “Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ”.

- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình linh hoạt hơn.

5. Câu lệnh điều kiện

a. Câu lệnh điều kiện dạng thiếu

- Cấu trúc: If <điều kiện> then <câu lệnh>; Trong đó If, then là các từ khoá

- Ví dụ 1: Giả sử cần in số a ra màn hình nếu a > b

If a>b then write (a);

- Ví dụ 2: Viết câu lệnh nhập số a <=5; Nếu số đã nhập > 5 thì thông báo "số đã nhập không hợp lệ"

readln(a) If a>5 then write (‘So da nhap khong hop le’);

b. Câu lệnh điều kiện dạng đủ

- Cấu trúc: If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>; trong đó: If, then, else là các từ khoá

- Ví dụ 3: Viết câu lệnh kiểm tra nếu b khác 0 thì tính kết quả a/b; Ngược lại thì thông báo lỗi

If b<>0 then x:=a/b else write (‘Mau so bang 0, khong chia duoc’);

Bài tập

Có thể bạn quan tâm