Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 10:00:42


Mục lục
* * * * *
Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Câu 1

* Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài nghĩa thực là để chỉ địa danh có thực ở vùng Tây Bắc còn có nghĩa biểu tượng là:

- Chỉ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.

- Gắn liền với những kỉ niệm của thời kháng chiến gian khổ, anh hùng về với lòng người, với những tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương.

* Ý nghĩa nhan đề:

- Tiếng hát được cất lên để chỉ niềm vui, sự phấn khởi, hứng khởi trong tâm tưởng.

- Con tàu: để chỉ chuyến hành trình – sự kiện kinh tế xã hội có thực – cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên tham gia xây dựng Tây Bắc vào những năm 1958 – 1960 ở miền Bắc.

- Sâu xa hơn, nhan đề còn là khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống nhân dân và đất nước.

* Lời đề từ:

- “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc” để chỉ những miền đất xa xôi của Tổ quốc. Tác giả khẳng định không chỉ nhắc 1 địa danh cụ thể là Tây Bắc mà còn là chỉ chung sự hòa hợp, hòa nhập của những miền đất, hưởng ứng lời kêu gọi đi xây dựng kinh tế mới.

- “Khi lòng ta… Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”: Niềm vui, niềm phấn khởi lạc quan của Chế Lan Viên đi được hòa nhập, góp phần xây dựng đất nước.

Câu 2

Bài thơ có thể chia thành 5 đoạn:

- Khổ 1, 2: Lời chất vấn, trăn trở, giục giã lên đường.

- Khổ 3, 4, 5: Niềm thành kính biết ơn hướng về Tây Bắc, nhân dân và cuộc kháng chiến.

- Khổ 6, 7, 8: Kỉ niệm với nhân dân Tây Bắc và cuộc kháng chiến.

- Khổ 9, 10, 11: Suy ngẫm, tình yêu hướng về Tây Bắc và nhân dân.

- Khổ 12, 13, 1 4, 15: Khúc hát lên đường.

Câu 3

* Niềm hạnh phúc lớn lao của tác giả được gặp lại nhân dân được thể hiện trong khổ 5.

* Phân tích khổ 5:

- Phép so sánh “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ”: Con như được trở về với cội nguồn sinh dưỡng, như con nai rừng vốn lạc lối nay tìm được đường về chốn linh thiêng.

- Tiếp nối mạch nguồn so sánh ấy là hình ảnh so sánh, tác giả gặp lại nhân dân như cỏ được sống ở tháng giêng, như chim én trong mùa xuân. Gặp nhân dân như được tiếp thêm nguồn sức mạnh quý giá.

- Hình ảnh so sánh “Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa” thực sự khẳng định vòng tay của nhân dân với người chiến sĩ, người cán bộ cách mạng. Thực sự trong kháng chiến, dù cuộc chiến đấu ác liệt đến đâu nhưng chỉ cần nhận được sự che chở, đùm bọc, ủng hộ của nhân dân thì nhiệm vụ nào, khó khăn nào người lính cũng vượt qua được.

- Nhân dân với người chiến sĩ cách mạng có mối liên hệ từ “thuở nằm nôi”. Hình ảnh thơ “Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” gợi ra tình cảm yêu thương, vỗ về của người mẹ.

=> Gặp lại nhân dân, người chiến sĩ, cán bộ cách mạng như được tiếp thêm nguồn sức mạnh vô giá. Khổ thơ khẳng định tình quân dân cá – nước, tình cảm gắn kết tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Câu 4

* Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua những người cụ thể: người anh du kích, người em liên lạc, người mế nuôi giấu cán bộ.

* Kỉ niệm gắn với từng người cụ thể là:

- Người anh du kích trước đêm hi sinh còn trao gửi tấm áo như một sự truyền lửa, truyền thế hệ, truyền ý chí sức mạnh và lòng căm thù giặc.

- Người em liên lạc nhỏ nhắn nhưng dũng cảm, xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ khiến người chiến sĩ khâm phục.

- Người mế già chăm sóc tận tình những người cán bộ cách mạng như con đẻ, khiến trọn đời người chiến sĩ nhớ trọn ơn nuôi.

Câu 5

Những câu thơ thể hiện chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.”

Và:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

- Anh nhớ em là quy luật tất yếu, như thuộc tính của tự nhiên.

- Mảnh đất mà ta gắn bó và dành nhiều tình cảm thì dù là mảnh đất xa lạ, khi rời xa cũng cảm thấy thân thuộc như quê hương.

Câu 6

Tác giả Chế Lan Viên sáng tạo các hình ảnh có tính triết lý, suy tưởng:

- Hình ảnh đa dạng, phong phú, hình ảnh thực đi với những chi tiết cụ thể.

- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

- Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh.

- Hình ảnh được sắp xếp theo chuỗi, có tính suy tưởng, triết lí.


Được cập nhật: 1 tháng 4 lúc 10:00:53 | Lượt xem: 379

Các bài học liên quan