Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 10:04:05


Mục lục
* * * * *

I. PHÉP LẶP CÚ PHÁP

1.

a.

          (1) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. (2) Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

          (3) Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

          (4) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (5) Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. (6) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

- Câu có lặp kết cấu cú pháp:

+ Câu (1), (3) có sự lặp cấu trúc “Sự thực là… dân ta/ nước ta”.

+ Câu (5), (6) có sự lặp cấu trúc “Dân ta”. (lặp chủ ngữ)

- Tác dụng: Để khẳng định những sự thật: Pháp hèn nhát bán nước ta cho Nhật nên ta đảo chính Pháp, Nhật là tất yếu. Và việc ta đã giành được những chiến thắng vẻ vang là điều có thực, không thể phủ nhận.

b.

Trời xanh đây là của chúng ta (1)

Núi rừng đây là của chúng ta (2)

Những cánh đồng thơm mát (3)

Những ngả đường bát ngát (4)

Những dòng sông đỏ nặng phù sa (5)”.

- Câu có lặp kết cấu cú pháp:

+ Câu (1), (2) lặp cấu trúc qua từ “là của chúng ta” (lặp vị ngữ)

+ Câu (3), (4), (5) lặp cấu trúc qua từ “những”.

- Tác dụng: Khẳng định tính sở hữu và liệt kê những thứ mà ta đã sở hữu. Đoạn thơ khẳng định niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả khi nước nhà giành được độc lập.

c.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

                             (Tố Hữu, Việt Bắc)

- Đoạn thơ lặp kết cấu cú pháp ở mỗi câu 6 tiếng, lặp cấu trúc “Nhớ sao”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi nhớ, ân tình cách mạng, sự gắn bó suốt 15 năm kháng chiến giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ về xuôi.

2.

* Giống nhau: đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp.

* Khác nhau:

- Số lượng tiếng:

+ Ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (nhiều câu tục ngữ), trong những câu (vế câu) lặp lại kết cấu cú pháp với nhau, cần tương ứng về mặt từ loại.

+ Trong văn xuôi, thơ tự do, những kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối (Ví dụ: Những dòng sông đỏ nặng phù sa/ những ngả đường bát ngát…)

- Nhịp điệu:

+ Trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, những vế câu lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp.

+ Kết cấu nhịp điệu 2/5 hoặc 2/2/3 trong hai câu thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

3. Những ví dụ có sử dụng phép lặp cú pháp:

(1) “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

      Heo hút cồn mây súng ngửi trời

      Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Lặp cấu trúc “Dốc…dốc”, “Ngàn thước… ngàn thước” để mở ra sự gập ghềnh, trắc trở, đầy hiểm nguy trên những cung đường hành quân của người lính.

(2) “Đất nơi anh đến trường,

      Nước nơi em tắm

      Lạc Long Quân và Âu Cơ

      Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

      Những ai đã khuất

      Những ai bây giờ

      Yêu nhau và sinh con đẻ cái

      Gánh vác phần người đi trước để lại

      Dặn dò con cháu chuyện mai sau”.

(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Lặp cấu trúc “(Đất/ Nước) là …”: tác giả đưa ra định nghĩa giản dị về đất nước. Đất Nước được cấu thành từ 2 yếu tố Đất và Nước, bình dị và gần gũi.

Lặp cấu trúc “Những ai…” để khẳng định công lao của tập thể vô danh, họ không có gương mặt riêng, nhiều thế hệ, chung tay dựng xây nên đất nước.

(3) “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

       Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Lặp cấu trúc “Khi ta…” để khẳng định tình cảm chân thật đã góp phần chuyển hóa cả đất đai, biến miền đất xa lạ trở thành quê hương ruột thịt.

II. PHÉP LIỆT KÊ

- Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

+ Có sự kết hợp phép liệt kê: “… thì ta… thì cùng nhau…

+ Nhằm bày tỏ nỗi lòng của tác giả, làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ: cho cơm áo, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền, ngựa.

- Trong đoạn văn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:

+ Sử dụng phép liệt kê (kể tội ác của giặc Pháp).

+ Sử dụng phép lặp cú pháp.

→ Lên án, tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lời lẽ hùng biện và giọng văn đanh thép.

III. PHÉP CHÊM XEN

1.

a. “Thị suy nghĩ đến giờ mới xong”: trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”.

- Dấu tách biệt bộ phận: dấu ngoặc đơn.

- Tác dụng của bộ phận đó: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc (Thị - tức Thị Nở) “Đặt bàn tay lên ngực hắn” (tức Chí Phèo)

b. “Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”: bổ sung cho từ “cô độc” đứng trước.

- Dấu tách các bộ phận: dấu phẩy.

→ giải thích, làm rõ nghĩa cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo.

c. “Có ai ngờ” và “thương, thương quá đi thôi” – được tách bằng dấu ngoặc đơn cuối câu.

- Thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết với đối tượng.

d. “Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam” là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy.

2.

Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng - thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến tranh suốt 15 năm kháng chiến.


Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 6:04:08 | Lượt xem: 472

Các bài học liên quan