Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Thơ Mới chống lại các quy luật gò bó của thơ cũ đã tỏ ra lỗi thời

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 12 tháng 11 2019 lúc 10:38:55 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 22:57:37 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 612 | Lượt Download: 1 | File size: 0.021942 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Thơ Mới chống lại các quy luật gò bó của thơ cũ đã tỏ ra lỗi thời Hệ thống thi pháp của văn học trung đại mang nặng tính quy ước, khuôn khổ về âm thanh, nhịp điệu, thể loại.Điều này vẫn còn ảnh hưởng trong các thế hệ nhà thơ đầu tiên của thế kỉ XX như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu người mà Hoài Thanh đánh giá là “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa”, nhưng đến thế hệ của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, … thì Thơ mới đã phá vỡ cái hàng rào thi pháp cũ kĩ đó để xây nên nền thi ca mới bằng những viên gạch mới. Trước hết, về âm thanh, Thơ mới thể hiện nhiều kiểu dạng âm thanh khác nhau, với sự phong phú về giai điệu gợi nên những tâm trạng giàu cảm xúc: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mây Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây” (Hàn mặc Tử) Âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ, độ ngân rung “vắt vẻo” hòa nhịp với âm trầm “hổn hển” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế. Các từ láy “vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thĩ” là ba cung bậc của âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng lắng dịu, chan chứa thương yêu. Âm thanh trong thơ mới chính là sự kết hợp rất tự do, thoải mái giữa các vần bằng, vần trắc kết hợp những từ láy tượng thanh, độ dài của câu thơ tạo nên nhưng âm thanh sống động vô cùng như “tiếng trúc tuyệt vời” của Thế Lữ: “Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao mà réo rắt? Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt Mây bay … gió quyến mây bay,,, Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dặt, Như hắt hiu cùng với gió heo may.” (Thế Lữ”) Về nhịp điệu có thể nói Thơ mới rất giàu nhịp điệu và dường như có tính nhạc trong thơ nữa. Đó chính là nhịp điệu ngân vang, sáng trong trong thơ Nguyễn Nhược Pháp: “Hôm nay đi chùa Hương/ Hoa cỏ mờ hơi sương/ Cùng thầy me em dậy/ Em vấn đầu soi gương…”; nhịp điệu hối hả, gấp gáp trong thơ Xuân Diệu – nhà thơ thời gian trong tình yêu nồng cháy: “mau với chứ/vội vàng lên với chứ!/ - Em/em ơi/tình non đã già rồi…”; những âm thanh có độ ngân dài cùng nhịp điệu biến đổi linh hoạt trong thơ Phạm Huy Thông: “Vừng hồng tắm nắng chân mây xa/… Anh Nga! /Anh Nga!/ Dưới ánh trăng tà…”; những nhịp sóng đôi, nghẹn ngào, ngập ngừng nhớ về quá khứ trong thơ Vũ Đình Liên: “Giấy đỏ/buồn/không thắm – Mực đọng/trong/nghiên sầu’ và đặc biệt là tiếng nhạc trong thơ Lưu trọng Lư. Đó là cái đẹp của 1 cấu trúc ngôn từ thơ, cái đẹp của sự hài hòa âm thanh, màu sắc, của cấu trúc sóng đôi … tất cả tạo nên bản nhạc mơ hồ, rung động và đầy bí ẩn như một huyền thoại: “Em không nghe /mùa thu/ Lá thu rơi/xào xạc/ Con nai vàng/ngơ ngác/ Đạp trên lá/ vàng khô” (Lưu Trọng Lư) Về cách phối vần, Thơ mới vô cùng đa dạng và phong phú trong cách phối vần giữa các dòng thơ và cả giữa các tiếng trong cùng dòng thơ tạo nên sự cách tân mới mẻ trong nghệ thuật thơ Việt Nam so với luật lệ trong thơ xưa. Thơ xưa đòi hỏi phải có phối vần thì mới thành thơ nhưng Thơ mới có khi không cần vần mà chỉ đổi thanh cũng rất thơ vậy: “Duyên trăm năm đứt đoạn Tình một thưở còn hương Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát” (Đoàn Phú Tứ) Sự phối vần ngay giữa các tiếng trong cùng dòng thơ cũng góp phần biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả và đây cũng là sự cách tân độc đáo: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” - “Ô hay, buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông” - “Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” Về thể loại, phải nói rằng Thơ mới rất đa dạng về thể loại. Thơ mới tự tạo ra những thể loại mới tuy nhiên không phải là đoạn tuyệt hẳn với cái cũ mà còn là sự kế thừa và cách tân những tinh hoa của thơ cũ đồng thời cũng có sự tiếp thu sáng tạo các thể thơ nước ngoài. Thể thơ lục bát cổ truyền vẫn được sử dụng nhưng có cách tân về khổ thơ: “Bỗng dưng buồn bã không gian Mây bay lũng thấp dăng màn âm u Nai cao gót lẫn trong mù Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về…” (Huy Cận) 2 Thể thơ 2 chữ, 4 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ … đã hình thành và có vị trí riêng. Thể thơ hai chữ: “Sương rơi Nặng trĩu Trên cành Dương liễu… Nhưng hơi Gió bấc Lạnh lùng Hiu hắt Thấm vào Em ơi, Trong lòng Hạt sương Thành một Vết thương …” (Nguyễn Vĩ) Nhưng nhìn chung, đa số dùng thể thơ tự do, tôn trọng những thay đổi linh hoạt hơn về cách hiệp vần. “Ta quá say rồi Sắc ngã màu trôi… Gian phòng không đứng vững Có ai ghì hư ảnh sát kề môi? Chân rã rời Quay cuồng chi được nữa Gối mỏi gần rơi! Trong men cháy giác quan vừa bén lửa Say không còn biết chi đời.” (Vũ Hoàng Chương) 3