Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

[Thầy Đỗ Ngọc Hà] Ôn tập lý thuyết 11 - Điện tích điện trường.

304f1420fcbb2cdd5535d0b161575576
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 1 2021 lúc 22:57:43 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 1:38:20 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 407 | Lượt Download: 8 | File size: 0.479282 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2018 môn Vật Lý TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA 2018 ÔN TẬP LÝ THUYẾT LỚP 11 CHỦ ĐỀ: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG Thầy Đỗ Ngọc Hà TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Điện tích – Định luật Cu-lông + Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. + Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. F=k 2 | q1q2 | 9 Nm ; k = 9.10 . C2 r2 + Đơn vị điện tích là culông (C). 2. Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích + Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. + Điện tích của electron là điện tích nguyên tố âm (-e = -1,6.10-19 C). Điện tích của prôtôn là điện tích nguyên tố dương (+e = 1,6.10-19 C). + Có thể giải thích các hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc và do hưởng ứng … bằng thuyết electron. + Định luật bảo toàn điện tích: Tổng đại số của các điện tích của một hệ cô lập về điện là không thay đổi. 3. Điện trường, cường độ điện trường – Đường sức điện + Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện. + Cường độ điện trường đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường: E= F hay F = qE. q + Cường độ điện trường của một điện tích điểm trong chân không: E=k |Q| r2  + Véc tơ cường độ điện trường E của điện trường tổng hợp:     E = E1 + E2 + … + En   + Lực tác dụng của điện trường lên điện tích: F = q E .  + Tiếp tuyến tại mỗi điểm của đường sức điện là giá của véc tơ E tại điểm đó. 4. Công của lực điện + Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường. + Thế năng của một điện tích q tại điểm M trong điện trường: Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2018 môn Vật Lý WM = AM = VMq + Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. 5. Điện thế - Hiệu điện thế + Điện thế tại một điểm M đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt tại đó một điện tích q: VM = AM  WM  . q q + Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia: UMN = VM – VN = AMN . q + Đơn vị của điện thế và hiệu điện thế là vôn (V). + Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: U = Ed. 6. Tụ điện + Tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện. Cấu tạo của tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẵng đặt song song với nhau và ngăn cách bằng lớp điện môi. + Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định: C = Q . Đơn vị điện dung là fara (F). U + Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng lượng điện trường.