Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Thao tác lập luận phân tích

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 10 tháng 2 2020 lúc 9:56:59


Mục lục
* * * * *
Thao tác lập luận phân tích

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

1. Tác giả cho rằng Sở Khanh là tên bẩn thỉu, đồi bại, đê tiện, bạc tình, hoàn chỉnh bức tranh về các nhà chứa.

2. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã chỉ ra những dẫn chứng, biểu hiện của tên Sở Khanh này.

3. Đoạn văn có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp:

- Phân tích: Sở Khanh vờ làm nhà nho, hiệp khách và vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa một người con gái… Nhưng cái tàn nhẫn vô liêm sỉ ở Sở Khanh không phải chỉ có thế.

- Tổng hợp: Trong xã hội này, bẩn thỉu và bần tiện thì không ai bằng Sở Khanh. Nhân vật Sở Khanh hoàn thành bức tranh về các nhà chứa. Nó là cái mức cao nhất của tinh hình đồi bại trong xã hội.

4. Một số đối tượng có thể phân tích trong bài văn nghị luận: Phân tích nhân vật Kiều, Mã Giám Sinh,… phân tích tác hại và biện pháp của vấn đề ô nhiễm môi trường, phân tích tình trạng nghiện facebook,…

5.

- Phân tích trong văn nghị luận là: Dùng thao tác phân tích để làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng)

- Những yêu cầu của thao tác này là: khi phân tích, cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

II. CÁCH PHÂN TÍCH

* Phân tích đoạn (1)

- Cách phân tách đối tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là:

+ Chỉ ra sức mạnh của đồng tiền trong xã hội: mặt tích cực, mặt tiêu cực.

+ Đồng tiền trở thành vạn năng chi phối mọi người trong xã hội.

+ Nguyễn Du mỉa mai về đồng tiền.

- Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp trong mỗi đoạn trích:

+ Nguyễn Du chỉ ra, phân tích những biểu hiện cụ thể:

Đồng tiền có tác dụng tốt: giúp Từ Hải cứu được Kiều, giúp Kiều chuộc được cha, giúp Kiều báo ân báo oán.

Đồng tiền có tác động tiêu cực: giúp kẻ xấu thực hiện hành vi đồi bại, gian ác, bất chính (quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; Tú Bà, Mã Giám Sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm,…)

+ Sau khi phân tích, tác giả đưa ra ý kiến tổng hợp: Đồng tiền là thế lực vạn năng, đồng tiền được Nguyễn Du nhìn rất hằn học…

* Phân tích đoạn (2):

- Cách phân tách đối tượng để phân tích:

+ Nêu ra những số liệu về việc gia tăng dân số.

+ Chỉ ra tác động của việc gia tăng dân số đến xã hội.

- Sự kết hợp giữa yếu tố phân tích và tổng hợp:

+ Phân tích: Dân số thế giới năm 1950 lànăm 1987 là… => Tổng hợp: đến năm 2050 sẽ là… (thông tin tổng hợp vừa đưa ra lời dự báo vừa đưa ra một cảnh báo)

+ Phân tích: Dân số tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lương thực thực phẩm, lao động, việc làm => Tổng hợp: nhìn chung là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân và toàn xã hội.

GHI NHỚ

- Mục đích của việc phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng)

- Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, khía cạnh song cần lưu ý đến cả quan hệ giữa chúng với một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm hiểu các quan hệ làm cơ sở cho việc phân tích đối tượng trong các lập luận (ngữ liệu trong SGK Ngữ văn II, tập 1, trang 28):

Trả lời:

a. Trong đoạn văn của Lê Trí Viễn, người viết đã phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong một đêm đau khổ, trước lúc phải nói lời trao duyên với Thúy Vân. Người bình văn đã chia ra để lần lượt xem xét các phương diện: hình ảnh (ngọn đèn, dòng lệ,...), ý nghĩa các từ ngữ (bàng hoàng) và âm điệu của câu thơ để tìm ra những biểu hiện mỗi lúc một tăng trong "cái giày vò của tâm trạng đang hoàn toàn bế tắc", từ đau xót rồi rối bời, quanh quẩn đến cảm giác "hoàn toàn bế tắc" cứ xoáy sâu mãi trong lòng Thúy Kiều.

b. Quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn của Hoài Thanh là quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.

Câu 2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương được thể hiện ở:

- Những từ ngữ giàu hình tượng và giá trị biểu cảm như: Văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, tí con con,...

- Sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:

   Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

   Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

- Nghệ thuật điệp từ (lại, xuân).

- Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi - lại.

- Nghệ thuật tăng tiến (san sẻ - tí - con con).


Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 20:07:24 | Lượt xem: 488

Các bài học liên quan