Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tập đọc lớp 5: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít

Tác phẩm của si-le và tên phát xít

Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một lần có tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Hắn bước vào toa tàu, giơ thẳng tay và hô to: “Hít-le muôn năm!” Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ, tay cầm cuốn sách, ngẩng đầu, lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp: “Chào ngài!”. Tên sĩ quan lừ mắt nhìn ông già người Pháp. Bỗng hắn nhìn vài cuốn sách ông cụ đang đọc và thấy đó là một tác phẩm của Si-le viết bằng tiếng Đức. Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn liền hỏi:

– Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?

– Sao ngài lại nói thế? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ! – Ông già điềm đạm trả lời.

Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp:

– Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào? Nhà văn đã viết Vin-hem Ten cho người Thụy Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người I-ta-li-a, Cô gái Oóc-lê-ăng cho người Pháp,…

Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi:

– Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?

Ông già mỉm cười trả lời:

– Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp!

NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH sưu tầm

Chú thích:

– Si-le (1759-1805): nhà văn Đức vĩ đại; các tác phẩm của ông phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người.

– Sĩ quan: quân nhân có quân hàm thiếu úy trở lên.

– Hít-le (1889-1945): quốc trưởng Đức từ 1934 đến 1945, kẻ gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Nội dung chính: Câu chuyện về tên sĩ quan Đức với một ông lão người Pháp. Ông bình thản, gan dạ đối đầu tên sĩ quan, không nói tiếng Đức. Ông châm biếm sự độc ác của quân phát xít khi nói về nhà văn Si-le, người Đức nhưng là nhà văn vĩ đại, đấu tranh cho hòa bình và quyền con người.

CÁCH ĐỌC

- Lưu loát, trôi chảy, chú ý đọc đúng các tiếng phiên âm.

- Diễn cảm đúng với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh. Còn tên phát xít hống hách nhưng dốt nát, ngờ nghệch.

II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm