Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn văn Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 16 tháng 5 2019 lúc 8:44:08 | Được cập nhật: 23 giờ trước (10:18:47) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 457 | Lượt Download: 1 | File size: 0.028007 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 1. Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, thường được dùng trong các văn bản nghệ thuật. 2. Phạm vi sử dụng: - Được dùng chủ yếu trong văn bản nghệ thuật. - Ngoài ra, nó còn được sử dụng các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khác (như phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ chính luận) 3. Phân loại: gồm 3 loại - Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,... - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ,... - Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng,... 4. Chức năng: - Chức năng thông tin, thông báo. - Chức năng thẩm mỹ (tạo ra những rung động, xúc cảm, nhận thức của mỗi người). II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 1. Tính hình tượng a. Khái niệm: Tính hình tượng thể hiện ở cách diễn đạt thông qua hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng,... để người đọc dùng vốn tri thức c ủa mình rút ra bài h ọc có giá trị. b. Cách thức tạo ra tính hình tượng: - Dùng từ ngữ gợi hình. - Dùng những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh,... c. Tác dụng: OLM.VN, BINGCLASS.COM 1 - Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa. - Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với tính hàm súc: l ời ít mà ý sâu xa. Người viết chỉ dùng vài câu, vài từ mà có thể gợi ra những hình tượng với ý nghĩa khác nhau. d. Ví dụ: - Sen là loài thường sống ở ao, hồ, có lá trơn, không thấm n ước và hoa màu h ồng (trắng) nở vào mùa hạ. => Ngôn ngữ khoa học. - "Mẹ nghèo như đóa hoa sen Năm tháng âm thầm lặng lẽ." (Mẹ - Viễn Phương) => Sen trong câu thơ mang tính hình tượng, là biểu tượng về người mẹ tảo tần. => Ngôn ngữ nghệ thuật. 2. Tính truyền cảm a. Khái niệm: - Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ng ữ t ự nó b ộc l ộ c ảm xúc khiến người đọc, người nghe cũng vui, buồn, mừng, giận,... cùng những c ảm xúc của người viết. b. Cách thức tạo ra tính truyền cảm: - Để tạo ra tính truyền cảm, các nhà thơ, nhà văn th ường s ử d ụng nh ững y ếu t ố c ủa ngôn ngữ như từ ngữ, câu văn, giọng điệu, hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm. c. Ví dụ: - "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ru ột đau như cắt, n ước m ắt đ ầm đìa, chỉ hận chưa xả thịt, lột da... quân thù". (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) - "Tự nhiên như thế, ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đ ầu tiên c ủa mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo đ ược non đ ừng th ương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai th ương gái, OLM.VN, BINGCLASS.COM 2 ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới h ết đ ược người mê luyến mùa xuân." (Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng) 3. Tính cá thể hóa a. Tính cá thể hóa: - Tính cá thể hóa thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện di ễn đ ạt chung c ủa cộng đồng (từ vựng, ngữ âm, cú pháp) vào việc xây dựng hình t ượng ngh ệ thu ật c ủa mỗi tác giả. b. Cách thức thể hiện: - Tính cá thể hóa thể hiện giọng điệu riêng, phong cách thể riêng của mỗi tác giả. - Tính cá thể hóa thể hiện ở cách vận dụng ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật,... c. Ví dụ: Cùng viết về mùa thu, mỗi tác giả lại có cách thể hiện khác nhau: - "Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đậu trên lá vàng khô." (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư) - "Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung". (Việt Bắc - Tố Hữu) - "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng". (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu) OLM.VN, BINGCLASS.COM 3 III. LUYỆN TẬP Câu 1: Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật là: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,... - Ẩn dụ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) => Phép ẩn dụ từ "mặt trời" để chỉ Bác Hồ. Bác như vầng dương soi sáng, chỉ đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam... - Nhân hóa: "Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận" (Mưa - Trần Đăng Khoa) => Phép nhân hóa qua từ "ông", "mặc", "ra trận" đã góp ph ần miêu t ả sinh đ ộng c ảnh vật thiên nhiên khi cơn mưa ập tới. - So sánh: "Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm" (Ca dao) => Phép so sánh (hơn kém) "chưa bằng" cho thấy sự thấu hiểu, biết ơn c ủa ng ười con trước những hi sinh, vất vả của cha mẹ. - Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân li, Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" (Việt Bắc - Tố Hữu) OLM.VN, BINGCLASS.COM 4 => Hoán dụ "áo chàm" (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) để chỉ những người dân Việt Bắc lưu luyến, bịn rịn trong cuộc chia tay với cán bộ về xuôi thời kháng chi ến ch ống Pháp. Câu 2: Tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì: - Tính hình tượng là phương tiện tái hiện, tái t ạo cu ộc s ống thông qua lăng kính ch ủ quan, giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và khẳng định phong cách riêng c ủa mình. - Tính hình tượng là đặc thù của văn bản nghệ thuật so với văn b ản khác. Đây là g ốc rễ để tạo ra tính truyền cảm và tính cá thể hóa. Câu 3: a. Canh cánh b. (1) vãi (2) triệt Câu 4: So sánh 3 bài thơ viết về mùa thu. Cùng viết về mùa thu nhưng mùa thu trong thơ Nguy ễn Khuy ến đó là mùa thu của làng cảnh Việt Nam với phong thái nhàn tản, ẩn dật của con người lánh đời. Mùa thu trong thơ của Lưu Trọng Lư đó là mùa thu vàng v ới âm thanh xao đ ộng c ủa r ừng thu. Còn mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi là mùa thu đ ộc l ập, mùa thu c ủa đ ất nước sau ngày giải phóng - con người hạnh phúc, như reo vui hạnh phúc cùng với núi sông, Tổ quốc. Như vậy, mỗi thời đại, mỗi lăng kính riêng đã tạo ra những mùa thu thật độc đáo. Bởi vậy mà cùng viết về đề tài mùa thu nhưng các tác giả không t ạo nên sự nhàm chán, lặp lại,... OLM.VN, BINGCLASS.COM 5