Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 3 tháng 1 2020 lúc 9:21:00


Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học

Đề 1. Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật chị Dậu.

2. Thân bài:

a. Khái quát:

* Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh xuất xứ, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

* Giới thiệu khái quát về những nét tính cách và đánh giá chung về nhân vật chị Dậu.

b. Cụ thể:

* Chị Dậu là người phụ nữ mang những vẻ đẹp truyền thống:

- Mang vẻ đẹp ngoại hình: Người phụ nữ lực điền, đảm đang, tần tảo.

- Yêu chồng, thương con.

- Nhún nhường, cư xử nhũn nhặn.

* Chị Dậu là người phụ nữ có những nét tính cách của người phụ nữ hiện đại:

- Chị Dậu là người có sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

- Biết phản kháng đấu tranh dù chỉ là những hành động tự phát chứ chưa xuất phát từ nhận thức sâu sắc.

c. Đánh giá về nhân vật:

- Ở chị Dậu hội tụ cả vẻ đẹp truyền thống và hiện đại.

- Tuy hành động còn tự phát nhưng đây là tiền đề để chị Dậu có thể có nhận thức cao hơn và hòa theo dòng người cầm cờ đi phá kho thóc Nhật trong đêm ở cuối truyện.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị, vẻ đẹp của nhân vật.

- Suy nghĩ, đánh giá của em về nhân vật chị Dậu.

- So sánh, liên hệ mở rộng với những hình tượng nhân vật cùng thời.

Đề 2. Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt tới nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên.

2. Thân bài:

a. Khái quát:

* Khái quát về vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.

* Khái quát về đặc điểm ngoại hình, tính cách… của nhân vật lão Hạc.

b. Cụ thể:

* Tính cách:

- Lão Hạc là người giàu tình cảm.

+ Lão rất hay trò chuyện, tâm sự với ông giáo.

+ Lão vẫn thường mong ngóng đứa con trở về.

+ Lão yêu quý và tâm sự với cậu Vàng như với con đẻ.

- Lão Hạc là người nông dân giàu lòng tự trọng.

+ Lão nghèo, tiền bòn vườn thì muốn cất đi cho con. Mấy năm mất mùa đói kém, lại ốm liên miên khiến lão hết sạch tiền. Nhưng lão lại không muốn tranh công phần, những việc làm thuê với đám đàn bà con gái trong làng, việc nặng thì lão không đủ sức khỏe để làm. Nên lão đành tự chế ra những món ăn có sẵn trong vườn. Hôm thì củ khoai củ ráy, hôm thì rau rền luộc…

+ Lão hiểu và trân trọng lòng tốt của ông giáo nhưng cũng hiểu thái độ của người vợ ông giáo, giữa cảnh đói kém thì lòng tốt của con người trở nên hẹp lại. Nên lão từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Lão đã lên kế hoạch cho cái chết của mình và gửi tiền lo ma chay cho ông giáo để không phải phiền lụy nhiều đến hàng xóm.

- Lão Hạc là người cha giàu tình yêu thương con.

+ Vì không làm bổn phận của người cha, lo cho con được tiền cưới vợ nên lão luôn ân hận, quyết không tiêu đến 1 đồng tiền nào từ tiền bòn vườn mà người vợ quá cố để lại. Dù đau ốm, lão cũng hết sức ti tiện với chính bản thân mình.

+ Thương con, lão dồn toàn bộ tình yêu vào chăm sóc nuôi nấng cậu Vàng. Lão tâm sự, cưng nựng với cậu Vàng như với con. Lão ăn một miếng lại gắp cho con chó một miếng. Dù giữa thời buổi đói kém, miếng ăn còn khan hiếm và chính lão cũng đang phải sống lay lắt.

+ Khi không nuôi nổi con chó nữa, lão đã vô cùng ân hận và tưởng tượng ra những lời oán trách của con chó trước hành động của lão. Có lẽ đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến lão Hạc chọn cái chết bằng bả chó, không chỉ chấm dứt kiếp nhân sinh vật vã mà còn để tự trừng phạt bản thân vì đã trót lừa một con chó.

* Số phận:

- Lão Hạc phải chịu nhiều bất hạnh:

+ Thân làm cha, không lo được cho con tiền lấy vợ nên nó phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Điều đó khiến lão luôn canh cánh vì chưa làm tròn bổn phận của người cha.

+ Cậu Vàng được nuôi để khi nào cậu con trai cưới thì giết thịt những anh con trai phẫn chí, đi biền biệt nên lão chỉ biết gửi gắm và coi cậu Vàng là sợi dây tình cảm duy nhất để sống. Lão Hạc thật đáng thương khi giàu tình cảm nhưng lại không thể được sống gần con.

- Lão Hạc cũng như bao nhiêu người nông dân nghèo trong xã hội cũ khác, phải chọn cái chết để chấm dứt mọi bế tắc, bi kịch.

c. Đánh giá về nhân vật:

- Số phận và tính cách của lão Hạc là tiêu biểu cho hình tượng những người nông dân trong xã hội thời trước cách mạng. Họ chịu cảnh 1 cổ 2 chòng, chịu 2 tầng áp bức Nhật – Pháp và chế độ phong kiến lạc hậu.

- Họ chịu thử thách và chà đạp. Có người bị dồn vào chân tường thì trở nên tha hóa như Chí Phèo, Binh Tư,… Có người bị dồn đến bước đường cùng thì chọn cái chết như lão Hạc. Cái chết là tất yếu trước những bế tắc không thể giải quyết.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề + Liên hệ, mở rộng.

Đề 3. Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.

Dàn ý:

1. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.

2. Thân bài: cảm nghĩ về bài Chiếc lá cuối cùng.

a. Hoàn cảnh và diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:

- Cô mắc bệnh sưng phổi, nghèo khó và đang chờ đón cái chết.

- Tâm trạng của Giôn-xi buồn bã, chán nản.

- Cô gắn cuộc đời của mình với chiếc la => buông xuôi.

b. Ý nghĩa của chiếc lá:

- Chiếc lá giống y như thật khiến cho cô gái không nhận ra => vẻ đẹp của nghệ thuật. tài hoa của người nghệ sĩ.

- Chiếc lá là nguồn động lực thắp lên ánh sáng hi vọng cho Giôn-xi, hồi sinh sự sống.

- Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng màu sắc, hình khối mà nó còn được vẽ bằng tình yêu thương.

c. Tình đời qua chiếc lá:

- Tình yêu thương của cụ già Bơ men và Xiu đã hồi sinh sự sống yếu ớt của Giôn-xi.

- Tình yêu thương có thể giúp con người vượt qua được bệnh tật, khó khăn.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về chiếc lá cuối cùng.

Đề 4. Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go    

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giá trị của bài thơ.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp về nội dung:

- Sự trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ được thể hiện qua các trò chơi

- Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.

- Gia đình, tình cảm mẫu tử thiêng liêng chính là điểm tựa để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống.

- Hạnh không ở đâu xa, nó nằm ngay trong vòng tay người mẹ.

b. Vẻ đẹp về nghệ thuật

- Hình ảnh biểu tượng: Mây, sóng, ánh trăng, mặt trời…

- Lặp cấu trúc.

- Từ ngữ biểu cảm, hàm súc.

- Câu thơ mềm mại, nhẹ nhàng mà thấm thía khôn nguôi.

3. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp bài thơ. Tình cảm, cảm xúc khi tiếp nhận bài thơ.

Đề 5. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Tức cảnh Pác Bó.

- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ hay nói lên tình yêu thiên nhiên và sự lạc quan của Người khi đang hoạt động Cách mạng ở chiến khu Việt Bắc.

2. Thân bài

a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó

- Cảnh sinh hoạt của Người: Thời gian thì Bác thể hiện tối, sáng, Bác ở đó mỗi ngày

     + Về không gian sinh hoạt của Bác gắn với tự nhiên, suối và hang

     + Lối sống nề nếp, lối sinh hoạt giản dị

     + Người lạc quan trước những khó khăn, thiếu thốn về vật chất

- Hoạt động cách mạng của Người

     + Bác hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng Bác luôn lạc quan

     + Hình ảnh người chiến sĩ hoạt động cách mạng trở nên vĩ đại, lớn lao

b. Cảm nghĩ về Bác

- Người cảm thấy thoải mái, tự nhiên với cuộc sống gắn với thiên nhiên

- Người sống chân thành, giản dị, cống hiến , hi sinh hạnh phúc cá nhân cho dân tộc

3. Kết bài

- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ toát lên tinh thần lạc quan của Người trong hoàn cảnh khó khăn.

- Tinh thần thép hòa hợp với tinh thần lãng mạn là điểm nổi bật trong thơ Bác.

Đề 6. Trình bày suy nghĩ của khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Dàn ý mẫu:

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ, tác giả Nguyễn Duy

- Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và triết lý nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng trăng

2. Thân bài

- Trong cuộc gặp lại không lời trăng và người có sự đối lập, trăng trở thành sự vật bất biến, vĩnh hằng không thay đổi:

  + Trăng cứ tròn vành vạnh: biểu tượng sự tròn đầy thủy chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người thay đổi “vô tình”

  + Biện pháp nhân hóa, “im phăng phắc” không có lời trách cứ, gợi liên tưởng cái nhìn vừa nghiêm khắc và bao dung độ lượng của người thủy chung, tình nghĩa

- Tình cảm của trăng, tấm lòng của trăng chính là tình cảm của những người đồng độ, đồng bào của nhân dân:

   + Dù người chiến sĩ vô tình lãng quên thì tình cảm nhân dân vẫn luôn đong đầy.

   + Sự im lặng làm nhà thơ giật mình thức tỉnh, cái giật mình của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng

- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt

3. Kết bài

- Qua khổ thơ cuối Nguyễn Duy muốn nhắc nhở mọi người về lẽ sống, về đạo đức lí ân nghĩa thủy chung:

- Ánh trăng của Nguyễn Duy gây nhiều xúc động bởi cách diễn tả bình dị như lời tâm sự, lời tự thú

Đề 7. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

2. Thân bài

a. Hình ảnh bếp lửa đối với mọi người

- Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam.

- Bếp lửa rất gần gũi với tuổi thơ của những đứa trẻ nông thôn.

b. Hình ảnh bếp lửa đối với người cháu

- Gắn với kỉ niệm về người bà: Những ngày thơ bé bên bà, về những năm đói mòn đói mỏi, về những ngày đông giá rét, về những ngày giặc bắn phá nhà…

- Gắn với tình yêu thương của người bà, tình cảm làng xóm ấm áp.

- Là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời cháu, và soi đường cho người cháu trên những bước đường tương lai.

c. ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bếp lửa

- ấp iu, nồng đượm => nhen nhóm tình yêu thương, sự ấm áp của tình người.

- bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu.

- bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa.


Được cập nhật: hôm qua lúc 3:59:28 | Lượt xem: 417