Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 10:29:24


Mục lục
* * * * *
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

1. Các cách phát triển của từ vựng:

2. Tìm dẫn chứng minh họa:

- Phát triển nghĩa của từ: (dưa) chuột, (con) chuột, (dây) chuột (máy tính),…

- Phát triển số lượng từ ngữ:

+ Tạo thêm từ ngữ mới: Rừng phòng hộ, máy tính cây (có nghĩa là máy tính để bàn), hàng xách tay,…

+ Mượn từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài: ra-đi-ô, in-ter-net, cô-ca cô-la,…

3. Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì không thể phát triển ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của ta đối với thế giới. Cho nên, sự phát triển từ vựng là một quy luật chung về ngôn ngữ.

II. TỪ MƯỢN

1. Ôn lại khái niệm từ mượn

- Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán, gồm các từ gốc Hán và từ Hán Việt: phụ mẫu, giang sơn.

- Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác:

+ Tiếng Pháp: xà- bông, ghi-đông, bi-đông,...

+ Tiếng Anh: in-tơ-net,...

+ Tiếng Nga: Xô-viết,...

2. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau :

a. Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.

b. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài.

c. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

d. Ngày nay, vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.

Trả lời

- Nhận định (c): đúng nhất.

- Không thể chọn (a): các ngôn ngữ khác trên thế giới đều có từ ngữ vay mượn để làm giàu cho vốn từ của mình.

Không thể chọn (b): mượn từ là do nhu cầu tự thân của ta để phát triển đất nước về nhiều mặt khác nhau.

Không thể chọn (d): ta luôn luôn cần mượn từ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp với thế giới.

3. Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,...?

Trả lời

- Từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn: săm, lốp, ga, xăng, phanh... (có nghĩa như từ thuần Việt).

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: a-xít, ti-vi, ra-đi-ô, vi-ta-min... (cấu tạo bởi nhiều âm tiết, nhưng mỗi âm tiết không có nghĩa, chỉ tạo âm thanh cho từ, có dấu gạch nối ở giữa).

III. TỪ HÁN VIỆT

1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.

Trả lời

- Từ Hán Việt là từ có gốc Hán, đọc theo âm Việt. Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

Ví dụ: từ “thế kỉ” có hai yếu tố Hán Việt “thế” và “kỉ”.

- Có những yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập: sơn, thủy, phong, trần...

=> Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.

Có những yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. Trong trường hợp này, phải hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt mới hiểu được nghĩa của từ Hán Việt.

- Có hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

+ Từ ghép đẳng lập: do hai hoặc hơn hai yếu tố Hán Việt có nghĩa hợp thành, thông thường là có chung từ loại.

Ví dụ: sơn hà = (núi) (sông)

+ Từ ghép chính phụ: do hai hoặc hơn hai yếu tố Hán Việt có nghĩa hợp thành với hai kiểu thứ tự:

·        Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

·        Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Ví dụ:

ái quốc: ái: yêu, quốc: nước => chính - phụ

quốc kì: quốc: nước, : cờ => phụ - chính.

2. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau:

a. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.

b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

c. Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.

d. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.

Trả lời

Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và thường được dùng trong văn bản khoa học, kĩ thuật, công nghệ. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ và không mang tính biểu cảm.

2. Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.

Trả lời

- Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

- Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ kiến thức về khoa học kĩ thuật và công nghệ, có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống con người. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, kĩ thuật, công nghệ tăng lên nhanh chóng. Trong tình hình này, thuật ngữ ngày càng trở nên quan trọng.

3. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội?

Trả lời

Biệt ngữ xã hội

- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Ví dụ:

+ Từ “Bố” còn có cách gọi khác là: Ba, cha, thầy, bọ, tía,…

+ Từ “Mẹ” còn có cách gọi khác là: Má, u, bầm, mạ,…

+ Các biệt ngữ xã hội: quay cóp, ngỗng, ôn tủ, tủ đè, trượt tủ (dùng với đối tượng là học sinh, trẻ em khi còn ngồi trên ghế nhà trường).

V. TRAU DỒI VỐN TỪ

1. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ:

2. Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

Trả lời

- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

- Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: thảo ra đưa thông qua (động từ); bản thảo để đưa thông qua (danh từ).

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.

- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.

3. Sửa lỗi dùng từ trong câu:

a. "Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới".

Sai từ “béo bổ”. Từ này chỉ tính chất cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Có thể sửa lại là “béo bở” với nghĩa là "dễ mang lại nhiều lợi nhuận".

b. "Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chỉ học hành, lập thân".

Dùng sai từ “đạm bạc”. Từ này có nghĩa là "có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tố thiểu", chẳng hạn bữa ăn đạm bạc.

Có thể thay “đạm bạc” bằng “tệ bạc” với nghĩa là "không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử".

c. "Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam".

Dùng sai từ “tấp nập”. Đây là từ gợi tả quang cảnh đồng người qua lại không ngớt.

Có thể thay “tấp nập” bằng “tới tấp” với nghĩa là "liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã đến".


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:43:11 | Lượt xem: 441

Các bài học liên quan