Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Nguyễn Du và Truyện Kiều văn 10

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 2 tháng 5 2019 lúc 14:20:08 | Được cập nhật: 9 giờ trước (1:49:06) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 492 | Lượt Download: 1 | File size: 0.027447 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU Câu 1: Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí gi ải thành công trong sáng tác của nhà thơ: Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. 1. Thời đại và xã hội: Nguyễn Du sống trong thời đại lịch sử đầy biến động dữ dội: - Chế độ xã hội phong kiến Việt Nam bộc lộ những mục ruỗng và kh ủng ho ảng tr ầm trọng. - Nội chiến giữa các tập đoàn cát cứ phong kiến, Trịnh - Nguyễn phân tranh, sấm sét của phong trào nông dân khởi nghĩa mà nổi bật là cuộc khởi nghĩa của quân Tây Sơn "một phen thay đổi sơn hà". - Chiến tranh chống ngoại xâm: đánh tan quân Thanh, diệt trừ quân Xiêm. => Chống thù trong giặc ngoài. 2. Gia đình và quê hương: - Cha là Nguyễn Nghiễm, là người tài hoa, từng giữ t ới ch ức Tể t ướng. Quê cha ở Hà Tĩnh, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, sơn thủy hữu tình. - Mẹ là Trần Thị Tần, người con gái xứ Kinh Bắc. Quê mẹ là cái nôi của những làn điệu dân ca mượt mà trữ tình, sâu lắng. - Bản thân Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long, là cái nôi c ủa nghìn năm văn hiến. => Nguyễn Du sinh ra và trưởng thành trong gia đình giàu truy ền th ống khoa b ảng (danh gia vọng tộc) và giàu truyền thống văn hóa, văn học. => Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận vốn văn hóa dân t ộc t ừ nhi ều ngu ồn, t ừ nhi ều vùng quê khác nhau. Đây chính là tiền đề hình thành nên tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. 3. Con người và cuộc đời: - Thời thơ ấu và niên thiếu: Nguyễn Du sống và tiếp xúc với giai cấp quý t ộc phong kiến: OLM.VN, BINGCLASS.COM 1 + Cha từng làm chức Tể tướng trong triều đình Lê - Trịnh. + Nguyễn Du 10 tuổi đã mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ => hình thành nên tâm h ồn nhạy cảm và trái tim giàu cảm thông. + Nguyễn Du ở nhờ nhà người anh cùng cha khác mẹ là Nguy ễn Khản - người làm quan và thân với chúa Trịnh Sâm là người mê hát xướng => đi ều ki ện đ ể Nguy ễn Du dùi mài kinh sử, hiểu biết cuộc sống phong lưu của giới quý tộc, thấu cảm với thân phận của ca nhi, kĩ nữ, thân phận nhỏ bé. => Đây là tiền đề hình thành vốn văn hóa, nền tảng về đề tài, cảm hứng, chất liệu cho sáng tác văn chương của Nguyễn Du. - Năm 1783, Nguyễn Du thi đỗ tú tài, làm chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. - Năm 1789, do biến cố lịch sử, Nguyễn Du tr ải qua 10 năm gió b ụi l ưu l ạc ở quê v ợ (Thái Bình), cuộc sống vô cùng cực khổ, thiếu thốn. => Ông có điều kiện tiếp xúc và cảm thông sâu sắc v ới đ ời s ống, thân ph ận c ủa nhân dân lao động. => Hình thành nguồn cảm hứng, thi liệu dân gian: "Thôn ca sơ học tang ma ngữ" (Tiếng hát nơi thôn dã giúp ta biết ngôn ngữ trong nghề trồng dâu trồng gai). - Năm 1802, Nguyễn Du bất đắc dĩ ra làm quan dưới triều Nguy ễn, con đường hoạn lộ khá hanh thông. Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. => Tạo đi ều kiện cho Nguyễn Du tiếp xúc với tư tưởng, văn hóa, văn h ọc Trung Qu ốc - m ột trong những cái nôi lớn của nền văn hóa nhân loại. 4. Kết luận (nhận xét về cuộc đời Nguyễn Du): - Chính trái tim giàu rung cảm kết hợp với trí tuệ và cuộc đời đầy thăng tr ầm đã t ạo nên thiên tài văn chương Nguyễn Du. - Nguyễn Du là người có "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời ". Đó là người nghệ sĩ tài hoa, giàu lòng nhân đạo. Câu 2: Sáng tác chính và đặc điểm chủ yếu của văn chương Nguyễn Du: 1. Các sáng tác chính: a. Sáng tác bằng chữ Hán (249 bài thơ): - Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trong khoảng thời gian 10 năm gió bụi. OLM.VN, BINGCLASS.COM 2 - Nam trung tạp ngâm: 40 bài, viết trong lúc tác giả làm quan ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh. => Nội dung của 2 tập trên: thể hiện tâm trạng buồn đau day d ứt, khuynh h ướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. - Bắc hành tạp lục: 131 bài, viết trong lúc tác giả đi sứ Trung Quốc. => Nội dung: + Ca ngợi đồng cảm với những nhân cách cao thượng, phê phán nh ững nhân v ật ph ản diện. + Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. + Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy cùng của xã hội. b. Sáng tác bằng chữ Nôm: - Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): + Gồm 3254 câu lục bát, bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). + Tác phẩm được coi là kiệt tác, gửi gắm vào đó tâm sự và t ấm lòng nhân đ ạo ch ủ nghĩa của bậc thầy tài năng. - Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): + Thể thơ: song thất lục bát. + Nội dung: thể hiện một cách cảm động, thấm thía tình thương con ng ười c ủa Nguyễn Du. 2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. a. Nội dung: - Đề cao cảm xúc, mang đậm chất trữ tình. - Có những khái quát về cuộc đời và thân phận con người mang tính tri ết lí cao, th ấm đẫm cảm xúc. - Mang đậm chủ nghĩa nhân đạo: + Bộc lộ sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con người, đặc bi ệt là nh ững con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. OLM.VN, BINGCLASS.COM 3 + Vạch trần bản chất bạo tàn của chế độ phong kiến, vua quan mục ruỗng, xã hội bất công. + Ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đặt vấn đề về ng ười ph ụ n ữ tài hoa bạc mệnh với tấm lòng nhân đạo sâu sắc. + Ông đã đề cập đến vấn đề mới và quan trọng trong văn học: trân tr ọng nh ững giá tr ị tinh thần, cội nguồn sáng tạo ra nghệ thuật. + Đề cao quyền sống, đồng cảm, trân trọng, ngợi ca tình yêu đứa đôi, h ạnh phúc chính đáng của con người. b. Về nghệ thuật: - Sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc: ngũ ngôn c ổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành. - Sử dụng và vận dụng linh hoạt thể thơ dân tộc (lục bát) và làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm, tiếng Việt). - Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. - Vốn thi liệu, hình ảnh, cảm hứng được tạo nên từ vốn tri thức sâu r ộng ở c ả văn chương sách vở và thực tiễn đời sống. - Thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh, tả người: bút pháp chấm phá, lấy điểm vẽ diện, tả cảnh ngụ tình. OLM.VN, BINGCLASS.COM 4