Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 10:17:52


Mục lục
* * * * *
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu:

a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ tả tình:

- Những câu thơ tả cảnh:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ noi xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bè bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

- Những câu thơ tả tâm trạng:

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

b. Những câu thơ tả cảnh cũng có mối liên hệ với những câu thơ miêu tả tâm trạng. Bởi “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh chính là nền cho tâm trạng. Cảnh cũng thể hiện tâm trạng của nhân vật.

c. Miêu tả nội tâm có tác dụng làm cho việc khắc họa nhân vật trở nên hoàn thiện hơn. Nhân vật không chỉ có biểu hiện bên ngoài mà còn được khám phá bởi thế giới nội tâm phong phú bên trong.

2. Nhận xét cách miêu tả nội tâm của tác giả:

          Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Tác giả miêu tả nội tâm của lão Hạc bằng những cử chỉ, nét mặt, bộc lộ cả tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Cách diễn tả này vừa trực tiếp vừa gián tiếp, góp phần bộc lộ sinh động nội tâm của lão Hạc.

GHI NHỚ

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

- Người ta có thể miêu tả nội tâm theo 2 cách:

+ Miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.

+ Miêu tả gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, những nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

II. LUYỆN TẬP

Bài 1. Thuật là đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi.

Gợi ý

Chú ý kết hợp kể chuyện (Mã Giám Sinh và Tú Bà mặc cả mua bán Kiều) với miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh, đặc biệt miêu tả lại tâm trạng đau đớn, ê chề của Kiều. Người kể có thể kể ở ngôi thứ nhất hoặc ở ngôi thứ ba.

Bài mẫu

          Gần đó, có một mụ mối muốn ngỏ ý có viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, tức là học sinh trường Quốc Tử Giám, quê ở huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi, tưởng rằng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn dắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào. Lúc bước vào lầu, mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sàng như một kẻ vô học. Mã thúc giục Kiều ra xem mặt. Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình, cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ. Kiều càng thấy tủi nhục hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã. Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay, thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trông ủ rũ, buồn bã nhưng vẫn là trang tuyệt sắc giai nhân làm say đắm lòng người. Sau khi “đắn đo cân sắc, cân tài”, Mã Giám Sinh lộ rõ bản chất con buôn chính hiệu, hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng với giá chỉ ngoài 400. Sau đó, nàng Kiều thực sự bước ra cuộc đời và gặp phải những biến cố xót xa, đau đớn...

Bài 2. Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân, báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

Gợi ý

- Lựa chọn ngôi kể: để nhận được vai một cách sâu sắc, tự do và trực tiếp hơn trong diễn tả nội tâm, là “tôi” – Kiều, chứ không phải là kể từ ngôi thứ ba “Kiều” – “nàng”.

- Kết hợp kể chuyện phiên toà báo ân báo oán với việc miêu tả chân dụng nhân vật qua đặc điểm ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, đặc biệt chú ý diễn tả những phản ứng trong tâm trạng của Kiều trước từng nhân vật, từng sự việc.

- Tập trung làm nổi bật cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư, nhấn mạnh những suy nghĩ, diễn biến tình cảm của Kiều trước kẻ đã từng vùi dập mình và những suy nghĩ dẫn tới hành động tha bổng.

Bài mẫu

          Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi".

          Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố lấy giọng ngọt ngào hỏi: "Ơ kìa, sao tiểu thư lại ra nông nỗi này? Phải công nhận rằng từ xưa đến nay đàn bà ở đời mà sâu sắc như tiểu thư là hiếm lắm! Gieo gió ắt phải gặt bão, thưa tiểu thư". Thoạt đầu, thấy tôi không đập bàn thét lác gì mà tỏ ra mềm mỏng, ngọt nhạt Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bởi Hoạn Thư thừa biết những người đàn bà "tình cảm" như thế mới thật "đáng sợ"! Nhưng Hoạn Thư nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt, có lý, có tình. Trước thái độ của Hoạn Thư, tôi thấy bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử. Lúc đầu, tôi có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế tôi mới dựng nên cảnh gươm giáo sáng lòa, để làm Hoạn Thư khiếp sợ. Nhưng bây giờ biết xử ra sao đây? Nếu ta cứ cố tình giết Hoạn Thư thì hoá ra ta chỉ là một mụ đàn bà nhỏ nhen! Còn nếu ta tha Hoạn Thư thì sao nhỉ? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ ta còn cơ hội trả thù nữa? Nhưng người đời đã dạy: "Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù đó sao?". Ngẫm nghĩ hồi lâu, tôi quyết định hành xử theo lời dạy trên và bèn nói với Hoạn Thư: "Người tự biết mình có lỗi, có nghĩa là người không có lỗi! Vì vậy ta quyết định tha bổng cho tiểu thư". Dứt lời tôi ra lệnh: "Lính đâu! Hãy đưa tiễn tiểu thư về tận nhà cho ta!". Hoạn Thư cúi đầu chào từ biệt, nghẹn ngào xúc động nói nhỏ với tôi: "Mong nàng hãy bảo trọng ...". Tôi khẽ gật đầu và cũng nói nhỏ với Hoạn Thư: "Chúc tiểu thư bình an...".

Bài 3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi làm một việc có lỗi với bạn.

Gợi ý

Có thể ghi lại diễn biến tâm trạng của mình theo một số định hướng:

- Nhớ lại suy nghĩ của mình trước và trong lúc gây ra việc không tốt.

- Kể lại trạng thái tình cảm của mình sau khi gay ra việc không tốt: Buồn, ân hận, tự trá


Được cập nhật: 7 tháng 4 lúc 3:43:59 | Lượt xem: 434

Các bài học liên quan