Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 7: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

36fa3758ceae8a717d27de8f05312754
Gửi bởi: Lời Giải Hay 19 tháng 8 2016 lúc 17:27:46 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 6:31:01 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 519 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Soạn bài: Cảnh khuya và Rằm tháng giêngCẢNH KHUYARẰM THÁNG GIÊNGHồ Chí MinhI. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM1. Tác giảChủ tịch Hồ Chí Minh (1890 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất củanhân dân Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc vànhân loại. Với quan điểm văn chương là vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trongcuộc hành trình khắp năm châu bốn biển tìm con đường cứu nước cứu dân, Người đã đểlại những tác phẩm chính luận, những truyện ngắn đặc sắc: Bản án chế độ thực dân Pháp,"Vi hành", Lời kêu gọi của bà Trưng Trắc,... Ngày 1945, trước toàn thể quốc dânđồng bào, trước công luận thế giới, Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, khaisinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.2. Tác phẩmCảnh khuya và Rằm tháng riêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trongnhững năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiênnhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Dựa vào những kiến thức đã biết về thể loại, hãy nhận dạng thể loại của hai bài thơbằng việc kiểm tra số câu, số chữ trong mỗi câu, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp.2. Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảytrong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồixuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng,trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.3. Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiênnhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiênnhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song haicâu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ”không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗinước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước,điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.Doc24.vn4. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn củatrời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuânbát ngát. Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấplên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngậpánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.5. Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bàiPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này củaTrương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trênsông nước. Tuy vậy, điểm khác là chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếngchuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bátngát, đượm tình.6. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăngian khổ. Thế nhưng, trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫnung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắngcho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái,không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều nàynói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.7.* Tuy hai bài thơ đều viết về trăng chiến khu Việt Bắc, nhưng mỗi bài vẻ đẹp củatrăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụđể giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng.Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm chotrăng khuya thêm mơ mộng.Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hươngvị của mùa xuân. Cảnh đây là cảnh trăng trên sông, có con thuyền nhỏ trong sươngkhói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầycả con thuyền nhỏ.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Cách đọcĐọc theo nhịp 4/3, riêng câu đầu tiên của bài Cảnh khuya được tách thành nhịp 3/4. Đọcbằng giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, thể hiện được cảnh đêm trăng, sông nước mênh mang vàtình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha của Bác.Khi đọc bài Rằm tháng riêng cần chú nhấn giọng để thể hiện cảm xúc các từ ngữ: rằmDoc24.vnxuân, lồng lộng, bát ngát trăng ngân thể hiện khả năng gợi tả vẻ đẹp của ánh trăng rằmcủa các từ ngữ: rằm xuân, lồng lộng, bát ngát.2. Có thể kể ra một số câu thơ Bác viết về trăng như:Trăng vào cửa sổ đòi thơViệc quân đang bận xin chờ hôm sau.(Tin thắng trận)Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.(Ngắm trăng)Doc24.vnTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.