Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 11:33:54


 Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn phương án trả lời đúng:

          Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rõ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:

- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.

          Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái bọc lá chuối khô cho con bé lớn:

- Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.

          Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ.

          Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

          Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.

- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

          Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.

(Ngữ văn, tập một)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

A. Làng

B. Chiếc lược ngà

C. Lặng lẽ Sa Pa

D. Cố hương

Câu 2. Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua đoạn trích trên là gì?

A. Cảnh ông Hai chia quà cho các con

B. Việc ông Hai khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt

C. Việc ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết về làng chợ Dầu

D. Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải là Việt gian

Câu 3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tâm trạng vui sướng của ông Hai?

A. “Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng”

B. “Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về”

C. “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”

D. “Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ”

Câu 4. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?

A. Ông Hai

B. Bác Thứ

C. Ông chủ tịch

D. Người kể giấu mình

Câu 5. Tác giả để ông Hai nhắc lại câu “Toàn là sai sự mục đích cả” nhằm mục đích gì?

A. Chế giễu, châm biếm nhân vật

B. Khắc họa sinh động tính cách nhân vật

C. Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật

D. Thể hiện sự nhiệt tình của ông Hai đối với cuộc kháng chiến

Câu 6. Trong đoạn trích chỉ thấy ông Hai nói, không thấy người khác nói lại, hình thức đó đã giúp nhà văn thể hiện điều gì?

A. Thể hiện được thái độ xa lánh của mọi người đối với ông Hai

B. Thể hiện được thái độ tôn trọng của mọi người đối với ông Hai

C. Thể hiện được trạng thái đau khổ của ông Hai

D. Thể hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai

Câu 7. Các lời thoại trong đoạn trích được diễn ra dưới hình thức nào?

A. Đối thoại

B. Độc thoại nội tâm

C. Độc thoại dưới hình thức đối thoại

D. Không thuộc ba hình thức trên

Câu 8. Câu: “Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao…” có nghĩa là gì?

A. Bác Thứ chưa nghe hết câu chuyện của ông Hai

B. Bác Thứ nghe nhưng chưa hiểu được hết câu chuyện của ông Hai

C. Bác Thứ không nghe được câu chuyện của ông Hai

D. Bác Thứ không hiểu được câu chuyện của ông Hai

Câu 9. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ xưng hô trong lời ông Hai nói với bác Thứ?

A. Bác Thứ, nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi

B. Nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi

C. Bác Thứ, nó, tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi

D. Nó, tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi

Câu 10. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn trích?

A. Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất

B. Trầu, thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất

C. Trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích (chẳng có gì) sất

D. Bỏm bẻm, trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, (chẳng có gì) sất

Câu 11. Trong lời ông Hai nói với bác Thứ có những loại câu nào?

A. Chỉ có câu trần thuật

B. Có hai loại câu: trần thuật và nghi vấn

C. Có ba loại câu: trần thuật, nghi vấn và cảm thán

D. Có đủ bốn loại câu: trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến

Câu 12. Các câu nghi vấn trong lời ông Hai nói với bác Thứ dùng để làm gì?

A. Cả hai câu đều dùng để hỏi

B. Cả hai câu đều dùng để chào

C. Câu đầu dùng để hỏi, câu sau dùng để chào

D. Câu đầu dùng để gọi, câu sau dùng để chào.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (hoặc Cố hương của Lỗ Tấn) trong nửa trang giấy thi.

Câu 2 (5 điểm): Chọn 1 trong 2 đề sau:

- Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

- Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. A

3. C

5. C

7. C

9. A

11. D

2. D

4. D

6. D

8. A

10. D

12. C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

          Trong một chuyến thực tế của ông họa sĩ và cô kĩ sư lên vùng cao Sa Pa, hai người có dịp được gặp gỡ anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn theo lời kể của bác lái xe. Cuộc gặp gỡ với ba mươi phút ngắn ngủi anh thanh niên thể hiện quan điểm của mình về nghề nghiệp và nêu ra những tấm gương sáng về việc cống hiến cho công việc qua đó họ cơ hội hiểu nhau hơn.

Câu 2.Tham khảo dàn ý thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

1. Mở bài: Giới thiệu Truyện Kiều.

- Giới thiệu truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, tác phẩm nổi tiếng xoay quanh thân phận hồng nhan bạc mệnh của cô gái tài sắc vẹn toàn Thúy Kiều.

- Tác phẩm hàm chứa giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều

- Theo lời đồn, Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc, có thể trước khi đi sứ

- Truyện Kiều được khắc và in ấn rộng rãi, trong đó có hai bản in xưa nhất của Liễu Văn Đường ( 1871) và bản Duy Minh Thi (1872)

- Truyện mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân.

b. Tóm tắt truyện

Truyện gồm ba phần chính: gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc.

c. Các nhân vật có trong tác phẩm

- Vương ông: cha của Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan

- Vương bà: vợ vương ông

- Thúy Kiều: con gái tài sắc vẹn toàn của Vương ông

- Thúy Vân: em gái Thúy Kiều/ Vương Quan: em trai Thúy Kiều

- Kim Trọng: người tình đầu tiên của Thúy Kiều

- Thúc Sinh: người cứu Kiều ra khỏi lầu xanh

- Từ Hải: chồng thứ hai của Thúy Kiều

- Sở Khanh, Mã Giám Sinh là những kẻ háo sắc, lưu manh hại Kiều

- Hoạn Thư, Tú Bà, Ưng, Khuyển, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến những thế lực đen tối.

d. Giá trị

* Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực: tố cáo xã hội bất công, với những thế lực đen tối đã chà đạp lên quyền sống của con người

- Giá trị nhân đạo: là tiếng nói thương xót cho những thân phạn người nhỏ bé, bị hãm hại, phải chịu cuộc đời long đong, lận đận

* Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ xây dựng nhân vật độc đáo, ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

- Sử dụng thể thơ và ngôn ngữ dân tộc một cách điêu luyện, tài tình

- Giọng điệu thương cảm nhằm làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của tác giả

3. Kết bài

- Khẳng định tài năng cũng như lòng thương người của ông

- Ngợi ca những giá trị chân chính, đề cao người phụ nữ và tố cáo xã hội phong kiến bất công.


Được cập nhật: hôm kia lúc 13:20:11 | Lượt xem: 868

Các bài học liên quan