Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Cố hương

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 11:16:18


Mục lục
* * * * *

GHI NHỚ

- Lỗ Tấn là nhà văn có tư tưởng lớn, có nhiều nỗ lực trong cuộc đấu tranh chống căn bệnh quốc dân tính của nhân dân Trung Quốc thời Đại Cách mạng văn hóa.

- Trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuần lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Cố hương

HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Tìm bố cục của truyện.

Trả lời

Truyện ngắn Cố hương có bố cục ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”): Cuộc hành trình về quê.

- Phần 2 (từ “tinh mơ sáng hôm sau" đến "sạch trơn như quét"): những ngày ở quê.

- Phần (còn lại): sự ra đi và những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.

Câu 2. Trong truyện, có mấy nhân vật chính?

            Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Trả lời

Truyện có hai nhân vật chính là nhân vật xưng "Tôi" và Nhuận Thổ.

- Nhân vật Nhuận Thổ giữ vai trò quan trọng trong truyện, vì mọi sự thay đổi ở làng quê biểu hiện qua nhân vật này. Hơn nữa, quan hệ đặc biệt giữa Nhuận Thổ và "tố" là nhân tố tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của "tôi".

- Tuy nhiên, nhân vật Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong phần hai của truyện (đoạn 1, đoạn 2, đoạn 4) cho nên không thể là nhân vật trung tâm, mà là nhân vật xưng “tôi”.

Câu 3. Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó ?

Trả lời

 - Tác giả kết hợp hồi ức quá khứ và đối chiếu với hiện tại để làm nổi bật những điểm thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ sau hai mươi năm cách biệt.

+ Nhuận Thổ thay đổi quá nhiều... Tuy tôi nhận ra Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi.

+ Còn người bạn Nhuận Thổ thông minh, lanh lẹ ngày xưa giờ đây trông phảng phất như một pho tượng đá ngồi trầm ngâm.

+ Nhuận Thổ có dáng điệu cung kính, thưa gửi nghiêm cẩn, lễ độ với bạn cũ (Bẩm ông), e dè, không dám nói nhiều (ai cũng lắc đầu... trầm ngâm... lặng lẽ hút thuốc), cung cách rụt rè, lúng túng.

- Tác giả dùng thủ pháp so sánh để đối chiếu với hình ảnh của Nhuận Thổ thời thơ ấu, là một chú bé khỏe mạnh, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn hơn cả "tôi" thì thật xa cách giữa hai người đã có một bức tường vô hình ➜ Đó là sự tố cáo xã hội Trung Quốc.

+ Mẹ tôi rất mừng rỡ những nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín.

+ Chị Hai Dương, nàng "Tây Thi" đậu phụ thuở nào, bây giờ xấu xí và dữ tợn. "lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính... hai tay chống nạnh,... chân đứng dạng ra, chanh chua, hành vi thô ngược".

- Trước những thay đổi trên, "tôi" cảm thấy giữa "tôi" với Nhuận Thổ anh và những người ở quê cũ có một bức tường khá dày ngăn cách, khiến những kỉ niệm canh cánh trong lòng "tôi" về làng cũ, người xưa trở nên nhạt nhòa, xa cách. "Tôi cảm thấy lẻ loi, ngột ngạt, bi đát”.

- Tuy nhiên, "tôi" vẫn ước mong có một cuộc đời tốt đẹp hơn cho cố hương. “Tôi nghĩ về hai đứa bé Hoàng và Thủy Sinh: Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”.

- Cuối cùng, hình ảnh con đường ta đi mãi mà thành đường gợi một niềm tin vào tương lai, nhất định người ta sẽ tìm ra con đường để vượt qua sự trì trệ, tìm ra và xây dựng một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.

Câu 4. Đọc kĩ ba đoạn văn [...] và trả lời câu hỏi.

- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?

- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật.

- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời

- Đoạn a: Chủ yếu dùng phương thức tự sự, làm nổi bật gắn bó giữa người bạn thời thơ ấu.

- Đoạn b: Chủ yếu dùng phương thức miêu tả, làm nổi bật thay đổi bề ngoài của Nhuận Thổ.

- Đoạn c: Chủ yếu dùng phương pháp lập luận, triết lí về niềm hi vọng.

LUYỆN TẬP

Bài 2: Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ.


Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 0:05:14 | Lượt xem: 393

Các bài học liên quan