Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 54-55. Ô nhiễm môi trường

BÀI 54+ 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

I. Lý thuyết

1. Ô nhiễm môi trường là gì?

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Nguyên nhân:

+ Do hoạt động của con người gây ra.

+ Do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nhâm thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển …

2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm

a. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon oxit (CO), khí lưu huỳnh dioxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nito dioxit (NO2) …. và bụi

- Nguyên nhân ô nhiễm không khí đa dạng, chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ, củi, than đá, dầu mỏ …

Hoạt động

Nhiên liệu bị đốt cháy

1. Giao thông vận tải

- Ô tô

- Xe máy

- Tàu hỏa

 

- Xăng dầu

- Xăng

- Than đá

2. Sản xuất công nghiệp

- Máy cày, máy bừa, máy gặt

 

- Xăng, dầu …

3. Sinh hoạt

- Đun nấu, chế biến thực phẩm …

- Than củi, khí đốt …

 

- 1 số hoạt động đốt cháy nhiên liệu ở gia đình và hàng xóm gây ô nhiễm không khí:

+ Đun than, củi, bếp dầu, bếp ga, sản xuất gạch

b. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây ra

- Các chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ … bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

- Các chất độc hại được phát tán và tích tụ 

+ Hóa chất (dạng hơi) ​ \(\rightarrow\) nước mưa \(\rightarrow\) ​   đất \(\rightarrow\) tích tụ trong đất   ​ \(\rightarrow\)   ô nhiễm mạch nước ngầm.  

+ Hóa chất (dạng hơi)  \(\rightarrow\)​   nước mưa   \(\rightarrow\)​    ao, hồ, sông suối, biển   \(\rightarrow\) ​     tích tụ trong nước.   

+ Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.

c. Ô nhiễm do các chất phóng xạ

 

 

- Nguồn gốc: từ các nhà máy điện nguyên tử, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

- Tác hại: gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra 1 số bệnh di truyền, ung thư. 

 

 

d. Ô nhiễm do các chất thải rắn

Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt:

- Các chất thải công nghiệp như đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ …

- Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây …

- Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát …

- Hoạt động y tế thải ra bông băng bẩn, kim tiêm …

- Các gia đình thải ra nhiều loại rác như nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa …

+ Kết luận

Các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường

Tên chất thải

Hoạt động thải ra chất thải

- Giấy vụn

- Túi nilon, hồ vữa xây nhà …

- Bông băng y tế, rác thải …

- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp

- Sinh hoạt, xây dựng nhà, công sở …

- Chất thải từ bệnh viện, sinh hoạt …

 e. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

- Bên cạnh nhiều nhóm sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinh vật khác.

- Nguồn gốc: chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện … không được thu gom và xử lí đúng cách  ​ \(\rightarrow\)  gây bệnh cho người và động vật.

- 1 số bệnh do sinh vật gây ra

+ Bệnh sốt rét

+ Bệnh tả, lị, giun sán.

Nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt của con người: ăn gỏi, ăn tía, ngủ không mắc màn …

3. Hạn chế ô nhiễm môi trường

a. Hạn chế ô nhiễm không khí

- Nguyên nhân: do các chất thải từ 1 số hoạt động như: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, cháy rừng, đun nấu trong gia đình …

- Biện phán hạn chế: trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng, sử dụng năng lượng sạch ví dụ: gió, mặt trời …

  

b. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:

+ Nước thải sinh hoạt

+ Nước thải từ các nhà máy

- Biện pháp hạn chế: xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư thông qua các hệ thống xử lí nước cơ học, hóa học và sinh học

c. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

- Nguyên nhân:

+ Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, vứt các vỏ thuốc trên các ao hồ, kênh rạch …

- Biện pháp hạn chế:

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế, đúng liều lượng.

 + Sản xuất lượng thực và thực phẩm an toàn

+ Sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại và cây trồng

d. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn

- Nguyên nhân:

+ Từ các hoạt động sinh hoạt gia đình, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản …

- Biện pháp:

+ Xây dựng các nhà máy xử lí chất thải và tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng

+ Phân loại rác thải

+ Đốt hoặc chôn lấp rác một cách khoa học. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.

* Các biện pháp hạn chế ô nhiễm

Tác động hạn chế

Ghi kết quả

Biện pháp hạn chế

1. Ô nhiễm không khí

 

2. Ô nhiễm nguồn nước

 

3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất

 

4. Ô nhiễm do chất thải rắn

 

5. Ô nhiễm do chất phóng xạ

 

6. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học

 

7. Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai

 

8. Ô nhiễm tiếng ồn

a, b, d, e, g, I, k, l, m, o

c, d, e, g, i, k, l, m, o

g, k, l, n

 

 

d, e, g, h, k, l

 

g, k, l

 

 

c, d, e, g, h, l, m, n

 

g, k

 

 

g, i, k, o, p

a. Lắp đặt các thiệt bị lọc khí cho các nhà máy

b. Sử dụng năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời)

c. Tạo bể lắng và lọc nước thải

d. Xây dựng nhà máy xử lí nước thải

e. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học

g. Đẩy mạng nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh

h. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng

i. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây

k. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống

l. Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao

m. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học

n. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn

o. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp … ở xa khu dân cư

p. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK 

Câu 1: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường ?

Hướng dẫn trả lời :

Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh... ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?

Hướng dẫn trả lời :

Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển... Ví dụ: khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gày bệnh phổi. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.

Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.

Câu 3: Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả ?

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên nhân là do người trồng rau quả đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khống đúng cách. Ví dụ: dùng sai loại thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều lượng hoặc không tuân thủ quy định về thời gian và thu hoạch rau và quả sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật - thu hoạch rau và quả sớm sau khi phun thuốc và bán cho người tiêu dùng...

Câu 4: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ?

Hướng dẫn trả lời :

Có nhiều biện pháp chống ô nhiễm như các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như nãng lượng gió, năng lượng mặt trời... xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và diều hòa khí hậu... cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chông ô nhiễm...

Câu 5: Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm phóng xạ là gì ?

Hướng dẫn trả lời :

- Nguyên nhân gây ô nhiễm phóng xạ là do chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử và bãi thử vũ khí hạt nhân

- Tác hại của ô nhiễm phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật (gây bệnh di truyền và ung thư)

 Câu 6: Kể tên những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ?

Hướng dẫn trả lời :

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là :

- Khí thải công nghiệp và khí thải sinh hoạt do phương tiện giao thông, do các nhà máy, khu công nghiệp, do hoạt động đun nấu của con người

- Do hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hoá học

- Do chất phóng xạ của các nhà máy điện nguyên tử và các vụ thử vũ khí hạt nhân

- Do chất thải rắn từ các bệnh viện, xây dựng, túi nilong, chất thải công nghiệp, nông nghiệp

- Ô nhiễm do vi sinh vật : giun sán, ruồi, muỗi, bệnh dịch,....

Câu 7: Nguyên nhân của bệnh tả lị, bệnh giun sán ?

Hướng dẫn trả lời:

- Nguyên nhân của bệnh tả lị là do thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm sinh vật gây bệnh như Ecoli...

- Nguyên nhân của bệnh giun sán là thức ăn không nấu chín, không rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán.....

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm