Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 35. Ưu thế lai

BÀI 35: ƯU THẾ LAI

I. Lý thuyết

1. Hiện tượng ưu thế lai

 

- Nhận xét: cây ngô do dòng tự thụ phấn cho cây thấp hơn, số bắp và hạt trên bắp ít hơn so với cây tạo ra từ cơ thể lai F1 (ưu thế lai).

- Ưu thế lai là: hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

- Hiện tượng ưu thế lai rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần có KG khác nhau.

- Ví dụ: cây ngô, cây cà chua, gà, vịt …

2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

- Ưu thế lai thấy rõ nhất khi lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau KG vì: ở đa số các loài alen trội có lợi, alen lặn có hại. Khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội cho tính trạng tốt, tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn cho tính trạng xấu. Khi lai hai dòng thuần chủng 

tương phản với nhau thu được KG dị hợp (chỉ có alen trội được biểu hiện) \(\overrightarrow{ }\) con lai ở F1 có tính trạng tốt hơn so với bố mẹ.

- Ví dụ: Một dòng mang 2 gen trội x 1 dòng mang 1 gen trội \(\overrightarrow{ }\) con lai F1 mang 3 gen trội

P: AABBdd x aabbDD

F1: AaBbDd (mang 3 gen trội)

- Lưu ý: ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời lai F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì: khi tự thụ phấn tỷ lệ KG dị hợp tử giảm, KG đồng hợp tử tăng qua các thế hệ \(\overrightarrow{ }\) tỷ lệ KG đồng hợp tử lặn tăng gây hại

- Muốn duy trì được ưu thế lai người ta thường dùng các biện pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô …

3. Các phương pháp tạo ưu thế lai

a. Phương pháp tạo ưu thế lai cây trồng

- Lai khác dòng: tạo hai dòng thuần chủng (bằng cách cho tự thụ phấn) \(\overrightarrow{ }\) cho giao phấn với nhau.

- Lai khác thứ (lai khác dòng): để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới (được sử dụng phổ biến hơn).

b. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

- Lai kinh tế: là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống (vì ưu thế lai giảm dần ở các thế hệ sau).

+ Ví dụ: ở lợn, con cái Ỉ Móng Cái x con đực Đại Bạch

F1: Lợn con mới đẻ nặng 0.8kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Ưu thể lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền cùa hiện tượng trên. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Hướng dẫn trả lời :

- Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

- Người ta khóng dùng con lai F, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.

- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (băng giảm, chiết, ghép,…)

Câu 2: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai ? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?

Hướng dẫn trả lời :

Trong chọn giống cây trồng, người ta thường dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn.

 Câu 3: Lai kinh tế là gì ? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hỉnh thức nào? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời :

- Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F] làm sản phẩm, không dùng nó làm giông.

- Ở nước ta hiện nay, phổ biên là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.

Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái X con đực thuộc giống lợn Đại Bạch

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm