Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 25. Thường biến

BÀI 25: THƯỜNG BIẾN

I. Lý thuyết

1. Sự biểu hiện của kiểu hình do tác động của môi trường

Trong thực tiễn, người ta thường gặp hiện tượng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở những môi trường (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc …) khác nhau.

Ví dụ: Sự thay đổi kiểu hình của cây rau mác, cây dừa nước, cây su hào với những điều kiện môi trường khác nhau

Đối tượng nghiên cứu

Điều kiện môi trường

Kiểu hình

Lá cây rau mác

Mọc trong không khí

Lá nhỏ, hình mũi mác

Mọc trên mặt nước

Lá lớn, hình mũi mác

Mọc trong nước

Lá hình dải

Cây dừa nước

Mọc trên bờ

Thân, lá nhỏ và chắc

Trải trên mặt nước

Thân, lá lớn hơn, 1 số rễ biến thành phao

Cây su hào

Đúng quy trình kĩ thuật

Củ to

Sai quy trình kĩ thuật

Củ nhỏ, sâu bệnh

 

\(\rightarrow\) Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Trong đó, kiểu gen là yếu tố không thay đổi, còn môi trường thay đổi.

- Khái niệm: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

 - Đặc điểm:

+ Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định

+ Không di truyền được

- Vai trò: giúp sinh vật thích nghi được với sự thay đổi nhất thời hoặc có chu kì của môi trường

2. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình

- Nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng của kiểu hình đó trước môi trường.

- Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

- Tính trạng chất lượng: phụ thuộc chủ yêu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

Ví dụ: giống lúa nếp cẩm trồng ở vùng núi hay đồng bằng đều cho hạt bầu tròn và màu đỏ.

- Tính trạng số lượng: thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên rất khác nhau.

Ví dụ: lượng sữa vắt được trong 1 ngày của 1 giống bò phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc.

3. Mức phản ứng

Cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng nhưng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường.

Ví dụ

- Khái niệm: mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

- Đặc điểm: do kiểu gen quy định.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Thường biến là gì? Phân biệt thường biên với đột biến?

Hướng dẫn trả lời:

- Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

-  Phân biệt thường biến với đột biến:

Thường biến Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình

- Phát sinh trong đời sống cá thể

- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng

- Không di truyền cho thế hệ sau

- Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống

- Không có giá trị trong chọn giống và tiến hoá

- Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN)

- Phát sinh do điều kiện bên trong hoặc bên ngoài cơ thể

- Phát sinh riêng lẻ, không định hướng

- Di truyền được cho thế hệ hệ sau

- Thường có hại cho sinh vật

- Có giá trị trong chọn giống và tiến hoá

Câu 2: Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi ?

Hướng dẫn trả lời:

Mức phản ứng là giới hạn của thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.

Ví dụ :

- Giống lúa \(DR_2\) được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5-5 tấn/ha

Câu 3: Người ta đã vận dụng những hiếu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất, vật nuôi, cây trồng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời :

Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đốì với các tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo hai cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Nêu khái niệm về thường biến và mức phản ứng. So sánh sự khác nhau giữa thường biến và mức phản ứng? 

Câu 2: Những tính trạng nào thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường?

Câu 3: Hãy nêu đặc điểm khác nhauu về hình thái hai đoạn thân của cùng một cây rau dừa nước (một đoạn mọc ở trên bờ đất cao và một đoạn trải dài trên mặt nước). Giải thích tại sao có sự khác biệt đó?

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình của sinh vật. Kiểu gen và môi trường ảnh hưởng khác nhau như thế nào đối với tính trạng của sinh vật ?

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm