Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 50. Vệ sinh mắt

Bài 50: VỆ SINH MẮT

I. Lý thuyết

1. Các tật về mắt

a. Cận thị

- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

- Điểm khác nhau giữa vị trí rơi của ảnh giữa mắt người bình thường và người bị cận thị

+ Người bị cận thị thường phải đưa vật vào gần mắt hơn để ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn vật rõ hơn.

- Nguyên nhân:

+ Tật bẩm sinh do cầu mắt dài

+ Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thủy thể tinh luôn luôn phồng lâu dần mắt khả năng co dãn.

- 1 số nguyên nhân khác gây tật cận thị là:

- Cách khắc phục

+ Đeo kính cận (kính mặt lõm – kính phân kì) 

* Lưu ý: để hạn chế tật cận thị ta cần

- Ngồi học đúng tư thế, đọc sách nơi có ánh sáng vừa đủ

- Không ngồi quá lâu trước máy tính (sau khi ngồi 1 – 2 tiếng nên cho mắt thư giãn 5 – 10 phút)

- Ngồi học ở bàn ghế phù hợp.

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt như: gấc, cà rốt, dầu cá …

   b. Viễn thị

- Viễn thị là: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị)

- Điểm khác nhau giữa vị trí giới của ảnh giữa mắt người bình thường và mắt người bị viễn thị

+ Ảnh của vật rơi phía sau võng mạc nên cần đưa vật ra xa hơn để cho ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn rõ vật hơn.

- Nguyên nhân

+ Bẩm sinh cầu mắt ngắn

+ Người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng lên được.

- Cách khắc phục: đeo kính lão (kính hội tụ): để tăng độ hội tụ kéo vật từ phía sau về đúng màng lưới.

2. Các bệnh về mắt

a. Bệnh đau mắt hột

- Nguyên nhân: do virut gây nên, thường có trong dử mắt.

- Triệu chứng:

+ Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.

Bên trong mi mắt nhiều hột nổi cộm lên

- Hậu quả:

Khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác có thể dẫn tới mù lòa.

- Con đường truyền bệnh:

+ Bệnh có thể lây lan do dùng chung khắn, chậu với người bệnh.

+ Tắm rửa trong ao hồ tù hãm.

- Hạn chế đau măt hột:

+ Thấy mắt ngứa không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

Nhỏ thuốc mắt

b. Bệnh đau mắt đỏ

- Nguyên nhân: do virut hoặc do vi khuẩn gây ra

- Triệu chứng

+ Mắt đỏ và có dử mắt

- Hậu quả:

+ Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động

+ Bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thị lực

- Con đường truyền bênh

+ Dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị bệnh

+ Dùng tay bẩn dụi vào mắt

- Hạn chế bệnh đau mắt đỏ:

+ Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng

+ Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị đau mắt

c. Biện pháp phòng tránh bệnh, tật về mắt

- Bổ sung vitamin A cho mắt

- Giữ gìn mắt luôn sạch sẽ. Rửa mắt bằng nước ấm pha muỗi loãng sau mỗi ngày.

- Không dùng chung khăn, chậu để tránh các bệnh về mắt.

- Không tắm nơi ao tù nước đọng

- Đeo kính bảo vệ mắt

- Giữ đúng khoảng cách khi học bài, ngồi học nơi có đủ ánh sáng.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Cận thị là do đâu ? Làm thế nào để nhìn rõ ?

Hướng dẫn trả lời:
Nguyên nhân cận thị có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.

Muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kì) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới.

Câu 2: Tại sao người già thường phải đeo kính lão ?

Hướng dẫn trả lời :

Do ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được.

Câu 3: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều ?

Hướng dẫn trả lời: 

Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều vì sẽ dễ gay ra tật cận thị hoặc viễn thị.

Câu 4: Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.

Hướng dẫn trả lời :

* Những hậu quả của bệnh đau mắt hột : 

Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

* Cách phòng tránh: 

- Không dùng chung khăn, chậu với người khác, nhất là người bệnh 

- Không tắm rửa trong ao, hồ tù hãm

- Khôi dụi tay bẩn vào mắt

Câu 5: Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ mắc bệnh gì ? Vitamin A có nhiều ở đâu ?

Hướng dẫn trả lời :

- Nếu thiếu vitamin A trong khẩu phần thức ăn hằng ngày sẽ mắc "bệnh quáng gà", khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn. Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên rôđôpsin có trong tế bào que, phụ trách việc thu nhận ánh sáng

- Vitamin A có nhiều trong dầu cá, gan và thận động vật, trong lòng đỏ trứng và trong các loại rau quả có mầu da cam như bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt,....

Câu 6: Bệnh về mắt và các biện pháp phòng tránh ?

Hướng dẫn trả lời :

- Phổ biến là bệnh đau mắt hột do virut gây nên. Bệnh lây lan do dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm rửa nơi ao tù, nước đọng

- Người bị đau mắt hột, mặt trong mí mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra thành sẹo, co kéo lớp trong mí mắt, làm cho lông mi quặp vào trong (gọi là lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù loà

- Người đau mắt hột có thể có các bệnh như đau mắt đỏ, đau mắt do viêm kết mạc làm thành màng mọng, bệnh quáng gà

* Biện pháp phòng tránh bệnh về mắt :

- Giữ mắt luôn sạch sẽ và tránh dùng chung khăn, chậu, đồ dùng cá nhân với người bệnh, để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và virut kí sinh

- Không tung bụi bẩn, tránh tiếp xúc bụi, chất độc, không tắm ở nơi có nước bẩn ao tù, nước đọng

- Khi mắt bị ngứa, không dụi tay bẩn vào mắt. Phải rửa mắt bằng nước ấm có pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

- Dùng thức ăn có nhiều vitamin A để tránh bệnh khô giác mạc, bệnh quáng gà

- Khi có bệnh, phải đi khám và điều trị đúng cách; giữ vệ sinh mắt

Câu 7: Để giữ vệ sinh mắt, phòng tránh các bệnh về mắt ta cần phải làm gì ?

Hướng dẫn trả lời :

Để giữ vệ sinh mắt, phòng tránh các bệnh về mắt ta cần phải :

- Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách để tránh cận thị

- Tránh đọc ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xa bị xóc nhiều

- Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng

- Không dùng chung khăn để tránh cách bệnh về mắt

- Đi đường nên đeo kính râm

Câu 8: Ở người già mắt thường mắc tật nào ? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục của tật đó ?

Hướng dẫn trả lời :

* Ở người già mắt thường mắc tật viễn thị

* Nguyên nhân do :

- Bẩm sinh : vì trục trước sau của cầu mắt quá ngắn so với bình thường nên ảnh luôn lùi về phía sau màng lưới

- Hoặc do cao tuổi (già) : những người cao tuổi khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh kém, chỉ nhìn được vật ở xa, khi đưa vật lại gần, ảnh của vật lùi ra sau màng mưới nên không nhìn rõ

* Cách khắc phục : Đeo kính lồi (kính viễn, kính lão) để làm tăng thêm độ hội tụ, đưa ảnh về đúng màng lưới khi nhìn gần

Câu 9: Ở lứa tuổi học sinh thường mắc tật nào ? Nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục và phòng tránh ?

Hướng dẫn trả lời :

* Ở lứa tuổi học sinh thường mắc tật cận thị

* Nguyên nhân :

- Bẩm sinh, vì trục trước sau của cầu mắt quá dài so với bình thường (ngay từ khi sinh) nên ảnh luôn hiện trước màng lưới

- Hoặc do không giữ được khoảng cách chuẩn khi đọc sách, khoảng cách giữa sách với mắt quá gần, làm thể tinh luon luôn phồng, lúc nhìn vật ở xa, thể thuỷ tinh không có khả năng dẹp trở về trạng thái thường được nữa, làm ảnh luôn hiện trước màng lưới, nhìn không rõ

* Cách khắc phục và phòng tránh :

- Khi đọc sách phải giữ đúng cự li (khoảng cách khoáng 25cm)

- Khi đã bị tật có thể khắc phục bằng cách đeo kính lõm (kính cận) để làm giảm bớt độ hội tụ của thể thuỷ tinh, đưa ảnh của vật lùi về đúng màng lưới mới nhìn rõ

- Tránh đọc ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi tàu xe bị xóc

 

 

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm