Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa

BÀI 30: VỆ SINH TIÊU HÓA

I. Lý thuyết

1. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau:

- Thiếu canxi (Ca) hoặc fluo (F), vi khuẩn lên men (nơi thức ăn còn dính lại) \(\rightarrow\) răng bị hư hại

- Vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp niêm mạc \(\rightarrow\) dạ dày, tá tràng bị viêm loét

- Các chất độc (thức ăn ôi thiu, vi khuẩn tả … kí sinh trùng amip tiết ra) \(\rightarrow\) các đoạn ruột khác nhau bị nhiễm độc.

- Các loại vi khuẩn, virut kí sinh \(\rightarrow\) viêm các tuyến tiêu hóa

Ví dụ: gan có thể bị xơ do viêm gan phát triển hay do TB gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc bị đầu độc bởi bia rượu …

 

 

- Giun sán sống kí sinh trong ruột \(\rightarrow\) hoạt động tiêu hóa bị cản trở

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi

- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và protein nhưng lại ít chất xơ

+ Ăn uống quá nhiều chất chát

* Kết luận:

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa có thể kể đến như: vi khuẩn, virut, giun sán, tác nhân gây độc từ môi trường, ăn uống không đúng cách 

Tác nhân

Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng

Mức độ gây hại

Vi sinh vật

Vi khuẩn

Răng

 Răng bị hư, sâu răng

Dạ dày

Viêm loét

Ruột

Viêm dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Các tuyển tiêu hóa

Bị viêm, xơ

 Giun sán

Ruột

Bị tắc

Các tuyến tiêu hóa

Bị tắc

Chế độ ăn uống

Không đúng cách

 Cơ quan tiêu hóa

Dạ dày và ruột mệt mỏi

Hoạt động tiêu hóa, hấp thụ và thải phân

Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả

 

2. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng

- Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa (ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn …)

- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức

- Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn, sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để tiêu hóa được hiệu quả.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Thử nhớ lại xem trong quá trình sống của em từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi những tác nhân có hại nào và mức độ tác hại tới đâu đối với hệ tiêu hóa, rồi liệt kê vào bảng 30 - 2 

Hướng dẫn trả lời:  

Tác nhân gây hại Mức độ ảnh hưởng
Kí sinh trùng đường ruột Bị kiết lị
Ăn uống không đúng cách Viêm dạ dày cấp
Ăn quá cay Viêm dạ dày cấp
Ăn nhiều ổi Táo bón
Thức ăn không hợp vệ sinh Ngộ độc ( đau bụng, nhức đầu.....)

Câu 2: Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?

Hướng dẫn trả lời:

- Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn chậm, nhai kĩ, đúng giờ, có khẩu phần ăn hợp lí, tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn

- Nhưng đôi khi sau khi ăn chưa có thời gian nghỉ ngơi hợp lí, hay ăn quá nhiều thức ăn quá chua, quá cay

Câu 3: Thử lập kế hoạch để hình thành thói quen ăn uống khoa học ?

 Hướng dẫn trả lời:

Em sẽ lập thời khóa biểu học tập ở nhà hợp lí hơn để sau khi ăn có thời gian nghỉ ngơi, không vội học ngay vì sợ không kịp giờ

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Khẩu phần ăn hợp lí được thiết lập trên cơ sở nào ?

Câu 2: Tại sao phải ăn sạch, uống sạch ? Ăn uống khoa học có lợi ích gì cho sự tiêu  hóa ?

Câu 3: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả ?

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm