Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 46. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu

BÀI 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU

I. Lý thuyết

Chúng ta đều biết nhờ quá trình quang hợp mà thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ cho chính mình và nuôi sống các cơ thể sinh vật khác. Ngoài ra, thực vật còn có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.

1. Nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định?

- Khí Cacbonic (CO2) được tạo ra qua các hoạt động:

+ Sinh ra trong hoạt động hô hấp của thực vật, động vật, con người và các hoạt động khác như đốt cháy …

+ Khí CO2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của thực vật

- Khí Oxi (O2) được sử dụng trong các hoạt động như:

+ Sử dụng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật và các hoạt động khác như đốt cháy

+ Khí Oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật

- Vai trò của thực vật đối với việc điều hòa lượng khí Cacbonic và khí oxi

+ Khí cacbonic là nguyên liệu của quá trình quang hợp, còn khí Oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp

+ Nếu không có thực vật cây xanh sẽ không thải ra khí oxi dẫn đến sinh vật không thể hô hấp được và không tồn tại được

+ Nếu không có cây xanh sử dụng 1 lượng không nhỏ khí cacbonic cho quá trình quang hợp thì bầu không khí sẽ bị ô nhiễm năng nề.

​ \(\rightarrow\) Thực vật giúp điều hòa lượng khí cacbonic và khí oxi ở mức ổn định thông qua quá trình quang hợp

* Mỗi năm 1 ha rừng có thể đưa vào không khí 16 – 30 tấn khí oxi. Khí oxi trong không khí được phát tán làm cho bầu không khí trong lành hơn và duy trì sự sống ở mọi nơi.

2. Thực vật giúp điều hòa khí hậu

- Trong cùng một khu vực nhưng giữa nơi có rừng và nơi trống, khí hậu không hoàn toàn giống nhau. Sự khác nhau đó được ghi lại ở bảng sau:

 

Các yếu tố khí hậu

Ngoài chỗ trống (A)

Trong rừng (B)

Ánh sáng

Nằng nhiều, gay gắt

Ánh sáng yếu

Nhiệt độ

Nóng

Mát

Độ ẩm

Khô

Ẩm

Gió

Mạnh

Yếu

 Nhận xét:

- Trong rừng có có ánh sáng yếu, râm mát hơn ở ngoài bãi đất trống vì: trong rừng tán cây rậm rạp ánh sáng khó lọt xuống dưới nên râm mát hơn ở ngoài bãi đất trống không có cây trồng.

- Lượng mưa ở nơi B nhiều hơn ở nơi A

- Sự có mặt của thực vật làm cho điều kiện ở hai nơi A và B khác nhau.

\(\rightarrow\) ​   Sự có mặt của thực vật có ảnh hưởng đến môi trường: nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. 

3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người và các sinh vật khác: mỗi năm cả nước có khoảng 620 người chất và 1550 người bị mắc các bệnh về đường hô hấp do nồng độ bụi trong không khí cao quá mức cho phép.

- Để giảm bớt ô nhiễm môi trường chúng ta cần trồng thêm nhiều cây xanh vì:

+ Lá cây có tác dụng ngăn bụi và khí độc

+ Một số loài cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh

+ Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời năng nhờ quá trình thoát hơi nước.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí ? Điều này có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời: 

- Nhờ vào quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.

- Ý nghĩa:

+ Tạo bầu không khí trong lành

+ Giảm ô nhiễm môi trường

+ Cân bằng lượng khí cacbonic và khí oxi trong không khí được ổn định

Câu 2: Thực vật có vai trò gì trong việc điều hòa khí hậu.

Hướng dẫn trả lời: 

Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.

Câu 3: Tại sao người ta lại nói rừg là ''lá phổi xanh'' của con người?

Hướng dẫn trả lời: 

Con người sống không thể thiếu ôxi được. Rừng nói chung và thực vật nói riêng đều là nhân tố quan trọng giúp hoạt động hô hấp diễn ra bình thường. Vì rừng hấp thu bớt cacbonic và thải ôxi cho ta nên có thể nói rừng là một lá phổi thứ 2 của con người. Bên cạnh đó rừng còn giúp giữ đất tránh xạc lỡ đất, xây dựng vô số mạch nước ngầm, cung cấp dược liệu, thực phẩm....Tóm lại, người ta nói rừng là một lá phổi xanh của con người là hoàn toàn có cơ sở!!!

Câu 4: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?

Hướng dẫn trả lời:

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: 
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người. 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm