Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 trang 62 SGK Vật lí 8

Chuyển động cơ học là gì ? Cho hai ví dụ.

Hướng dẫn giải

- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.

- Hai ví dụ về chuyển động cơ học :

 + Ô tô chuyển động so với cây hai bên đường.

 + Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Bài 2 trang 62 SGK Vật lí 8

Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác.

Hướng dẫn giải

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy thì hành khách chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.

Bài 3 trang 62 SGK Vật lí 8

Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Công thức tính vận tốc ? Đơn vị của vận tốc ?

Hướng dẫn giải

- Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.

- Công thức tính vận tốc là :  \(v = {s \over t}\)

trong đó : s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là  m/s và km/h.

Bài 4 trang 62 SGK Vật lí 8

Chuyển động không đều là gì ? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

Hướng dẫn giải

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều : \({v_{tb}} = {s \over t}\) ,

 trong đó: s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

Bài 5 trang 62 SGK Vật lí 8

Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc ? Nêu ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải

- Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

- Ví dụ:

 + Lực ma sát ở phanh xe máy khi ta bóp phanh làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại (vận tốc giảm).

 + Quả bóng đang đứng yên ta tác động lực vào quả bóng làm quả bóng chuyển động (vận tốc tăng).

Bài 6 trang 62 SGK Vật lí 8

Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vecto.

Hướng dẫn giải

- Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực

- Cách biểu diễn lực bằng vecto : biểu diễn bằng một mũi tên có:

 + Gốc là điểm đặt của lực.

 + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

 + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

Bài 7 trang 62 SGK Vật lí 8

Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:

a) Vật đang đứng yên ?

b) Vật đang chuyển động ?

Hướng dẫn giải

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:

  a. Đứng yên khi vật đang đứng yên.

  b. Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.

Bài 8 trang 62 SGK Vật lí 8

Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Nêu hai ví dụ về lực ma sát.

Hướng dẫn giải

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

- Ví dụ về lực ma sát : 

   + Lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát giữa lốp xe với mặt đường làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại.

   + Khi ta viết phấn lên bảng, giữa đầu viên phấn và mặt bảng có lực ma sát trượt.

Bài 9 trang 62 SGK Vật lí 8

Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.

Hướng dẫn giải

Ví dụ: 

- Khi xe đột ngột chuyển động, hành khách ngả người về phía sau.

- Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.

Bài 10 trang 62 SGK Vật lí 8

Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào ? Công thức tính áp suất. Đơn vị áp suất.

Hướng dẫn giải

- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

- Công thức tính áp suất : \(p = {F \over S}\)  

trong đó: p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.

- Đơn vị áp suất paxcan (Pa) : 1 Pa = 1 N/m2

Bài 11 trang 62 SGK Vật lí 8

Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào ?

Hướng dẫn giải

Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên và độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Bài 12 trang 62 SGK Vật lí 8

Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng.

Hướng dẫn giải

Điều kiện để :

 + Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác - si - mét FA nhỏ hơn trọng lực P :  FA < P

 + Vật nổi lên khi : FA > P

 + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi :  FA = P.

Bài 13 trang 62 SGK Vật lí 8

Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp nào ?

Hướng dẫn giải

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

Bài 14 trang 62 SGK Vật lí 8

Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công.

Hướng dẫn giải

- Biểu thức tính công: A = F.s

Trong đó: A là công của lực F,

                F là lực tác dụng vào vật,

                s là quãng đường vật dịch chuyển.

- Đơn vị công là jun, (kí hiệu là J): 1J = 1N.1m = 1Nm

Bài 15 trang 63 SGK Vật lí 8

Phát biểu định luật về công.

Hướng dẫn giải

Định luật về công : Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Bài 16 trang 63 SGK Vật lí 8

Công suất cho ta biết điều gì ?

Hướng dẫn giải

Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hay một máy trong một đơn vị thời gian.

Bài 17 trang 63 SGK Vật lí 8

Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hoá từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.

Hướng dẫn giải

- Sự bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

- Ví dụ:
  + Nước từ trên đập cao chảy xuống : có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng.

  + Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng : có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng.

  + Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung : có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng.

Bài tập vận dụng trang 63, 64 SGK Vật lí 8

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 63, 64 SGK Vật lí 8. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng.

Hướng dẫn giải

1. Hai lực được gọi là cân bằng khi:

D. cùng đặt lên 1 vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

2. Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hàng khách trong xe bị:

D. xô người về phía trước

3. Một đoàn xe mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua motoo tô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng:

B. Các mô tô đang đứng yên đối với nhau.

4. Một thỏi hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng khi được treo vào hai đầu cân đòn thì đòn cân cân bằng. Khi nhúng ngập cả hai vào nước thì đòn cân sẽ như thế nào?

A. Nghiêng về bên phải.

5. Để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công? Câu trả lời nào đúng?

D. Không có cách nào cho ta lợi về công

6. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng?

D. Cả khi vật đang đi lên và vật đang rơi xuống

Trả lời câu hỏi trang 64 SGK Vật lí 8

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 64 SGK Vật lí 8. Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này.

Hướng dẫn giải

1. Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này.

- Hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại vì nếu chọn ô tô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so với ô tô và người.

2. Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su?

Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dẽ xoay nút chai ra khỏi miệng chai.

3. Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái. Hỏi lúc đó xe đang được lái sang phía nào?

Khi xe đang chuyển động thẳng, đột ngột lái xe quành xe sang phải, người hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang bên trái.

4. Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và điện tích bị ép.

Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao để tăng áp suất lên các điểm cắt của vật. Trong trường hợp này, vừa tăng áp lực lại vừa giảm diện tích mặt tiếp xúc với vật bị cắt nên áp suất tại điểm cắt là rất lớn. Vật dễ bị cắt hơn.

5. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?

Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng trọng lượng của vật đó.

FA = Pvật = V.d ( V là thể tịisch của vật, d là trọng lượng riêng của vật)

6. Các trường hợp sau có công cơ học

a) Cậu bé trèo cây

d) Nước chảy xuống từ đập chắc nước

Bài 1 trang 65 SGK Vật lí 8

Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.

Hướng dẫn giải

- Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu : \({v_{tb1}} = {{{s_1}} \over {{t_1}}} = {{100} \over {25}} = 4m/s.\)

- Vận tốc trung bình trên đoạn đường sau : \({v_{tb2}} = {{{s_2}} \over {{t_2}}} = {{50} \over {20}} = 2,5m/s.\)

- Vận tốc trung bình trên cả quãng đường : \({v_{tb}} = {{{s_1} + {s_2}} \over {{t_1} + {t_2}}} = {{100 + 50} \over {25 + 20}} = 3,33m/s.\)

Bài 2 trang 65 SGK Vật lí 8

Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc mỗi bàn chân là 150cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi :

a) Đứng cả hai chân.

b) Co một chân.

Hướng dẫn giải

Trọng lượng của người : P = 45.10 = 450 N

Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là: S = 150 cm2 = 0,015 m2.

a) Khi đứng cả hai chân : \({p_1} = {P \over {2.S}} = {{450} \over {2.0,015}} = 15000\left( {Pa} \right)\)

b) Khi co một chân : \({p_2} = {P \over S} = {{450} \over {0,015}} = 30000\left( {Pa} \right)\)

Bài 3 trang 65 SGK Vật lí 8

M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 (H.18.2)
a) So sánh lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên M và N.

b) Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn ?

Hướng dẫn giải

a) Hai vật M và N đứng cân bằng trong chất lỏng 1 và 2 (H.18.2):

 + Tác dụng lên vật M có trọng lực PM, lực đẩy Ác - si – mét FAM.

 + Tác dụng lên vật N có trọng lực PN, lực đẩy Ác - si - mét FAN.

Các cặp lực này cân bằng nên PM  = FAM, PN  = FAN => FAM  = FAN 

b) Vì phần thể tích của vật M ngập trong chất lỏng 1 nhiều hơn phần thể tích của vật N ngập trong chất lỏng 2 nên  V1M > V2N.

Lực đẩy Ác - si - mét đặt lên mỗi vật là:  FAM = V1M.d1 và FAN = V2N.d2 với

Do: FAM = FAN nên V1M.d1 = V2N.d2  => d2 > d1

Vậy chất lỏng 2 có trọng lượng riêng lớn hơn chất lỏng 1.

Bài 4 trang 65 SGK Vật lí 8

Hãy tính công mà em thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường em (em tự cho các dữ kiện cần thiết).

Hướng dẫn giải

- Giả sử khối lượng của em là 45kg; độ cao từ sàn tầng 1 đến sàn tầng 2 là 4m.

=> Trọng lượng của em : P = 45.10 = 450 N.

- Khi đi từ tầng 1 lên tầng 2, lực nâng người F = P = 450 N.

=> Công mà em thực hiện : A = F.h = 450.4 = 1800 J.

Bài 5 trang 65 SGK Vật lí 8

Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

Ta có: h = 70cm = 0,7m

Trọng lượng của quả tạ là : P = 125.10 = 1250 N

Lực sĩ thực hiện một công là : A = P.h = 1250.0,7 = 875J

Công suất: \(P = {A \over t} = {{875} \over {0,3}} = 2916,7W\)

Có thể bạn quan tâm