Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 14. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: SGK Vật lí 12, trang 79

Phát biểu định luật Ôm đối với mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

Hướng dẫn giải

Định luật Ôm đối với mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu của một đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp được đo bằng tích của tổng trở của mạch với cường độ hiệu dụng của dòng điện.

Câu 2: SGK Vật lí, trang 79

Dòng nào ở cột A tương ứng với dòng nào ở cột B ?

A

B

1. Mạch có R  

a. u sớm pha so với i

2. Mạch có R, C mắc nối tiếp  

b. u sớm pha $\frac{\pi }{2}$ so với i

3. Mạch có R, L mắc nối tiếp

c. u trễ pha so với i

4. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (ZL > ZC)

d. u trễ pha $\frac{\pi }{2}$ so với i

5. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (ZL < ZC

e. u cùng pha so với i

6. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (ZL = ZC)

f. cộng hưởng

Hướng dẫn giải

1 - e

2 - d

3 - b

4 - a

5 - c

6 - f

Câu 3: SGK Vật lí 12, trang 79

Trong mạch điện xoay chiều nối tiếp, cộng hưởng là gì? Đặc trưng của cộng hưởng?

Hướng dẫn giải

Hiện tượng cộng hưởng điện: xảy ra khi $Z_{L} = Z_{C}$, lúc này dòng điện cùng pha với điện áp.

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện, các thông số của mạch như sau:

  • Độ lệch pha giữa u và i: $\varphi = 0$ (u, i cùng pha).
  • Tần số góc của dòng điện: $Z_{L} = Z_{C}$ $\Rightarrow $ $w.L = \frac{1}{wC}$ $\Rightarrow $ $w = \frac{1}{\sqrt{L.C}}$.
  • Tổng trở: Z = R.
  • Định luật Ôm: $I = \frac{U}{R}$.

Câu 4: SGK Vật lí 12, trang 79

Mạch điện xoay chiều gồm có R = 20 $\Omega $ nối tiếp với tụ điện $C = \frac{1}{2000\pi }$ (F). Tìm biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i, biết $u = 60\sqrt{2}.\cos 100\pi t$ (V).

Hướng dẫn giải

Dung kháng của tụ là: $Z_{C} = \frac{1}{\omega .C} = \frac{1}{100\pi .\frac{1}{2000\pi }} = 20$ $\Omega $ .

Tổng trở của mạch là: $Z = \sqrt{R^{2} + Z_{C}^{2}} = \sqrt{20^{2} + 20^{2}} = 20\sqrt{2}$ $\Omega $.

Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là: $I = \frac{U}{Z} = \frac{60}{20\sqrt{2}} = \frac{3\sqrt{2}}{2}$ (A).

Độ lệch pha của u so với i là: $\tan \varphi  = \frac{-Z_{C}}{R} = \frac{-20}{20} = -1$ $\Rightarrow $ $\varphi  = \frac{-\pi }{4}$.

Biểu thức dòng điện trong mạch là: $i = 3.\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})$ (Do u trễ pha hơn i).

Câu 5: SGK Vật lí 12, trang 79

Mạch điện xoay chiều gồm có R = 30 Ω nối tiếp với cuộn cảm thuần: $L = \frac{0,3}{\pi }$ (H). Cho điện áp tức thời giữa hai đầu mạch $u = 120\sqrt{2}\cos 100\pi t$ (V). Viết công thức của i.

Hướng dẫn giải

Cảm kháng của tụ là: $Z_{L} = \omega .L = 100\pi .\frac{0,3}{\pi } = 30$ $\Omega $.

Tổng trở của mạch là: $Z = \sqrt{R^{2} + Z_{L}^{2}} = \sqrt{30^{2} + 30^{2}} = 30\sqrt{2}$ $\Omega $.

Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là: $I = \frac{U}{Z} = \frac{120}{30\sqrt{2}} = 2\sqrt{2}$ (A).

Độ lệch pha của u so với i là: $\tan \varphi  = \frac{Z_{L}}{R} = \frac{30}{30} = 1$ $\Rightarrow $ $\varphi  = \frac{\pi }{4}$.

Biểu thức dòng điện trong mạch là: $i = 4.\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})$ (Do u sớm pha hơn i).

Câu 6: SGK Vật lí 12, trang 79

Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 30 $\Omega $ nối tiếp với một tụ điện C. Cho biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch bằng 100 V, giữa hai đầu tụ điện bằng 80 V, tính ZC và cường độ hiệu dụng I.

Hướng dẫn giải

Điện áp giữa hai đầu điện trở R là: $U_{m} = \sqrt{U^{2}_{R} + U^{2}_{C}}$ $\Rightarrow $ $100 = \sqrt{U^{2}_{R} + 80^{2}}$ $\Rightarrow $ $U_{R} = 60$ (V).

Cường độ dòng điện hiệu dụng là: $I = I_{R} = \frac{U_{R}}{R} = \frac{60}{30} = 2$ (A).

Dung kháng của tụ là: $Z_{C} = \frac{U_{C}}{I} = \frac{80}{2} = 40$ $\Omega $.

Câu 7: SGK Vật lí 12, trang 80

Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 40 $\Omega $ ghép nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Cho biết điện áp tức thời hai đầu mạch $u = 80\cos 100\pi t$ (V) và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm U= 40 V.

a) Xác định ZL .

b) Viết công thức của i.

Hướng dẫn giải

a, Điện áp giữa hai đầu điện trở R là: $U_{m} = \sqrt{U^{2}_{R} + U^{2}_{L}}$ $\Rightarrow $ $40\sqrt{2} = \sqrt{U^{2}_{R} + 40^{2}}$ $\Rightarrow $ $U_{R} = 40$ (V).

Cường độ dòng điện hiệu dụng là: $I = I_{R} = \frac{U_{R}}{R} = \frac{40}{40} = 1$ (A).

Cảm kháng của tụ là: $Z_{L} = \frac{U_{L}}{I} = \frac{40}{1} = 40$ $\Omega $.

b, Độ lệch pha của u so với i là: $\tan \varphi  = \frac{Z_{L}}{R} = \frac{40}{40} = 1$ $\Rightarrow $ $\varphi  = \frac{\pi }{4}$.

Biểu thức dòng điện trong mạch là: $i = \sqrt{2}.\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})$ (Do u sớm pha hơn i).

Câu 8: SGK Vật lí 12, trang 80

Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 30 $\Omega $, $C = \frac{1}{5000\pi }$ (F), $L = \frac{0,2}{\pi }$ (H). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch $u = 120\sqrt{2}\cos 100\pi t$ (V). Viết biểu thức của i.

Hướng dẫn giải

Dung kháng và cảm kháng của mạch là: 

$Z_{C} = \frac{1}{\omega .C} = \frac{1}{100\pi .\frac{1}{5000\pi }} = 50$ $\Omega $.

$Z_{L} = \omega .L = 100\pi .\frac{0,2}{\pi } = 20$ $\Omega $.

Tổng trở của mạch là: $Z = \sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}} = \sqrt{30^{2} + (20 - 50)^{2}} = 30\sqrt{2}$ $\Omega $.

Cường độ dòng điện hiệu dụng: $I = \frac{U}{Z} = \frac{120}{30\sqrt{2}} = 2\sqrt{2}$ (A).

Độ lệch pha giữa u và i là: $\tan \varphi  = \frac{Z_{L} - Z_{C}}{R} = \frac{20 - 50}{30} = -1$ $\Rightarrow $ $\varphi  = \frac{- \pi }{4}$.

Biểu thức của dòng điện trong mạch là: $i = 4.\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})$ (A).

Câu 9: SGK Vật lí 12, trang 80

Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 40 Ω, C = \frac{1}{4000\pi } (F), L = \frac{0,1}{\pi } (H). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 120\sqrt{2}\cos 100\pi t (V).

a) Viết biểu thức của i.

b) Tính UAM (H.14.4).

Hướng dẫn giải câu 9 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp.

Hướng dẫn giải

Dung kháng và cảm kháng của mạch là: 

Z_{C} = \frac{1}{\omega .C} = \frac{1}{100\pi .\frac{1}{4000\pi }} = 40 \Omega .

Z_{L} = \omega .L = 100\pi .\frac{0,1}{\pi } = 10 \Omega .

Tổng trở của mạch là: Z = \sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}} = \sqrt{40^{2} + (10 - 40)^{2}} = 50 \Omega .

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = \frac{U}{Z} = \frac{120}{50} = 2,4 (A).

Độ lệch pha giữa u và i là: \tan \varphi  = \frac{Z_{L} - Z_{C}}{R} = \frac{10 - 40}{40} = - \frac{3}{4} \Rightarrow \varphi  \approx 0,645  (rad).

a, Biểu thức của dòng điện trong mạch là: i = 2,4\sqrt{2}.\cos (100\pi t -0,645) (A).

b, Tổng trở của đoạm mạch AM là: Z_{AM} = \sqrt{R^{2} +Z_{C}^{2}} = \sqrt{40^{2} +40^{2}} = 40\sqrt{2} \Omega .

Điện áp giữa hai đầu UAM là: U_{AM} = I.Z_{AM} = 2,4.40\sqrt{2} = 96\sqrt{2} (V).

Hướng dẫn giải câu 9 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp.

Câu 10: SGK Vật lí 12, trang 80

Cho mạch điện xoay chiều gồm R = 20 $\Omega $,  $L = \frac{0,2}{\pi }$ H và $C = \frac{1}{2000\pi }$ F. Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 80cosωt (V), tính ω để trong mạch có cộng hưởng. Khi đó viết biểu thức của i.

Hướng dẫn giải

Để trong mạch có hiện tượng cộng hưởng thì: $\omega  = \frac{1}{\sqrt{L.C}} = \frac{1}{\frac{0,2}{\pi }.\frac{1}{2000\pi }} = 100\pi $.

Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là: $I_{0} = \frac{U_{0}}{R} = \frac{80}{20} = 4$ (A).

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì i cùng pha với u, nên biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là: $i = 4.\cos 100\pi t$ (A).

 

Câu 11: SGK Vật lí 12, trang 80

Chọn câu đúng:

Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 $\Omega $; $\frac{1}{\omega .C} = 20$ $\Omega $; ω.L = 60 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp $u = 240\sqrt{2}.\cos 100\pi t$ (V). Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là:

A. $i = 3\sqrt{2}.\cos (100\pi t)$ (A)

B. $i = 6\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})$ (A)

C. $i = 3\sqrt{2}\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})$ (A)

D. $i = 6\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})$ (A)

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án D.

Giải thích:

Dung kháng và cảm kháng của mạch là: 

$Z_{C} = \frac{1}{\omega .C} = 20$ $\Omega $.

$Z_{L} = \omega .L = 60$ $\Omega $.

Tổng trở của mạch là: $Z = \sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}} = \sqrt{40^{2} + (60 - 20)^{2}} = 40\sqrt{2}$ $\Omega $.

Cường độ dòng điện cực đại là: $I = \frac{U_{0}}{Z} = \frac{240\sqrt{2}}{40\sqrt{2}} = 6$ (A).

Độ lệch pha giữa u và i là: $\tan \varphi  = \frac{Z_{L} - Z_{C}}{R} = \frac{60 - 20}{40} = 1$ $\Rightarrow $ $\varphi  = \frac{\pi }{4}$.

Biểu thức của dòng điện trong mạch là: $i = 6.\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})$ (A).

Câu 12: SGK Vật lí 12, trang 80

Chọn câu đúng:

Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 Ω; $\frac{1}{w.C}$ = 30 Ω; ωL = 30 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp $u = 120\sqrt{2}\cos 100\pi t$ (V). Biểu thức của dòng điện tức thời trong mạch là:

A. $i = 3\cos (100\pi t - \frac{\pi }{2})$ (A)

B. $i = 3\sqrt{2}$ (A)

C. $i = 3\cos (100\pi t)$ (A)

D. $i = 3\sqrt{2}\cos (100\pi t)$ (A)

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án D.

Giải thích:

Dung kháng và cảm kháng của mạch là: 

$Z_{C} = \frac{1}{\omega .C} = 30$ $\Omega $.

$Z_{L} = \omega .L = 30$ $\Omega $.

Nhận xét :$Z_{L} = Z_{C}$ $\Rightarrow $ Xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

Tổng trở của mạch là: $Z = R = 40$ $\Omega $.

Cường độ dòng điện cực đại là: $I = \frac{U_{0}}{Z} = \frac{120\sqrt{2}}{40} = 3\sqrt{2}$ (A).

Độ lệch pha giữa u và i là: $\varphi  = \frac{\pi }{4}$. (Do cộng hưởng).

Biểu thức của dòng điện trong mạch là: $i = 3\sqrt{2}\cos (100\pi t)$ (A).

Có thể bạn quan tâm