Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 17 (Sgk tâp 1 - trang 109)

Điền vào các chỗ trống (....) trong bảng sau (R là bán kính của đường tròn, d là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng) :

 

 

Hướng dẫn giải

– Dòng thứ nhất: Vì d < R nên đường thẳng cắt đường tròn.

– Dòng thứ hai: Vì đường thẳng tiếp xúc với đường tròn nên d=R=6cm.

– Dòng thứ ba: Vì d>R nên đường thẳng và đường tròn không giao nhau.

Bài 18 (Sgk tâp 1 - trang 110)

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(3;4). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A; 3) và các trục tọa độ.

Hướng dẫn giải

- Khoảng cách từ tâm A đến trục Ox là 4.

Vậy d>R, do đó đường tròn và trục Ox không giao nhau.

- Khoảng cách từ tâm A tới trục Oy là 3.

Vậy d=R, do đó đường tròn và trục Oy tiếp xúc nhau.

Bài 19 (Sgk tâp 1 - trang 110)

Cho đường thẳng xy. Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy nằm trên đường nào ?

Hướng dẫn giải

Gọi O là tâm của đường tròn bán kính 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy.

Vì d=R=1cm nên điểm O cách đường thẳng xy là 1cm, do đó O nằm trên hai đường thẳng m và m' song song với xy và cách xy là 1cm.

Bài 20 (Sgk tâp 1 - trang 110)

Cho đường tròn tâm O bán kính 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB ?

Hướng dẫn giải

Dùng định lý Py-ta-go tính:

Tam giác OAB vuông tại B nên: AB2 = OA2 – OB2 = 102 -62 =64

⇒ AB = 8 được AB=8cm.

Có thể bạn quan tâm