Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ước chung và bội chung

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 136 (Sách giáo khoa trang 53)

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6

Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9

Gọi M là giao của hai tập hợp A và B

a) Viết các phần tử của tập hợp M

b) Dùng kí hiệu \(\subset\) để thể hiện quan hệ giữa tập hợp M với mỗi tập hợp A và B

Hướng dẫn giải

A = {6; 12; 18; 24; 30; 36], B = {9; 18; 27; 36}.

a) M = A ∩ B = {18; 36}. b) M ⊂ A, M ⊂ B.


Luyên tập - Bài 137 (Sách giáo khoa trang 53)

Tìm giao của hai tập hợp A và B, biết rằng :

a) A = {cam, táo, chanh}

    B = {cam, chanh, quýt}

b) A là tập hợp các học sinh giỏi môn văn của một lớp, B là tập hợp các học sinh giỏi môn toán của lớp đó

c) A là tập hợp các số chia hết cho 5, B là tập hợp các số chia hết cho 10

d) A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ

Hướng dẫn giải

a) A ∩ B = {cam}.

b) A ∩ B là tập hợp các học sinh giỏi cả hai môn Văn và Toán.

c) A ∩ B là tập hợp các số chia hết cho cả 5 và 10. Vì các số chia hết cho 10 thì cũng chia hết cho 5 nên B là tập hợp các số chia hết cho cả 5 và 10. Do đó B = A ∩ B.

d) A ∩ B = Φ vì không có số nào vừa chẵn vừa lẻ.



Bài 134 (Sách giáo khoa trang 53)

Điền kí hiệu \(\in\) hoặc \(\notin\) vào ô vuông cho đúng :

Hướng dẫn giải

a) 4 ƯC (12, 18); b) 6 ∈ ƯC (12, 18);

c) 2 ∈ ƯC (4, 6, 8); d) 4 ƯC (4, 6, 8);

e) 80 BC (20, 30); g) 60 ∈ BC (20, 30);

h) 12 BC (4, 6, 8); i) 24 ∈ BC (4, 6, 8)



Luyên tập - Bài 138 (Sách giáo khoa trang 53)

Có 24 bút bi, 32 quyển vở. Cô giáo muốn chia số bút và số vở đó thành một số phần thưởng như nhau gồm cả bút và vở. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được ? Hãy điển vào ô trống trong trường hợp chia được.

Hướng dẫn giải

Cách chia

Số
phần thưởng

Số bút ở mỗi
phần thưởng

Số vở ở môi
phần thưởng

a

4

6

8

b

6

c

8

3

4



Bài 135 (Sách giáo khoa trang 53)

Viết các tập hợp :

a) Ư (6), Ư (9), ƯC (6,9)

b) Ư (7), Ư (8), ƯC (7, 8)

c) ƯC (4, 6, 8)

Hướng dẫn giải

a) Ư (6) = {1; 2; 3; 6}

Ư (9) = {1, 3, 9}

ƯC (6, 9) = {1; 3}.

b) Ư (7) = {1; 7}

Ư (8) = {1; 2; 4; 8}

ƯC (7, 8) = {1}.

c) ƯC (4, 6, 8) = {1, 2}.



Có thể bạn quan tâm