Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập chương I

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (Sách giáo khoa trang 127)

Đoạn thẳng AB là gì ?

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A, B.

Câu 2 (Sách giáo khoa trang 127)

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm  giữa B và C ?

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

Câu 3 (Sách giáo khoa trang 127)

a) Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A khác M trên tia My

b) Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho  S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không ? vì sao ?

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

a)

b) Vẽ đường thẳng AN cắt đường thẳng a tại S.

Khi đường thẳng ABN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S, vì hai đường thẳng song song thì không có điểm chung. Em có thể tham khảo hình sau:

Câu 4 (Sách giáo khoa trang 127)

Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm (nếu có) ?

Hướng dẫn giải

- Bốn đường thẳng cắt nhau đôi một có 6 giao điểm A, B, C, D, P, Q (hình a).

- Trong 4 đường thẳng có hai đường thẳng song song, sẽ có 5 giao điểm A, B, C, D, M (hình b).

- Trong 4 đường thẳng có hai cặp đường thẳng song song, sẽ có 4 giao điểm A, B, C, D (hình c).

Lưu ý: Bài này rất hay sót các trường hợp. Nên vẽ các trường hợp không có đường thẳng song song, rồi đến có 2 đường thẳng song song, rồi đến có ba đường thẳng song song,… Bài toán này không thể chỉ có hai giao điểm được.

Câu 5 (Sách giáo khoa trang 127)

Cho 3 điểm thẳng hàng A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được độ dài của cả 3 đoạn AB, BC, CA ? Hãy nêu các cách làm khác nhau ?

Hướng dẫn giải

Vì B nằm giữa A và C nên AB + BC = AC.

Cách 1: Đo độ dài của hai đoạn thẳng AB, BC. Độ dài AC bằng tổng hai độ dài đo được.

Cách 2: Đo độ dài AB, AC. Độ dài BC bằng hiệu hai độ dài đo được.

Cách 3: Đo đọ dài BC, AC. Đo độ dài AB bằng hiệu hai độ dài đo được.

Câu 6 (Sách giáo khoa trang 127)

Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không ? Vì sao ?

b) So sánh AM và MB ?

c) M có là trung điểm của AB không ?

Hướng dẫn giải

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B

Thật vậy:

Có đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm mà 3cm < 6cm

=>AM < AB => Điểm M nằm giữa hai điểm A và B

Vậy điểm M có nằm giữa hai điểm A và B.

b) Vì điểm M nằm giữa hai điểm A và B ( theo câu a)

=> AM + MB = AB

hay 3 + MB = 6

=>MB = 6 - 3

=>MB = 3cm

mà AM = 3cm

=> AM = MB ( VÌ cùng bằng 3cm)

Vậy AM = MB

C) M có là trung điểm của AB

Thật vậy :

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B ( thao câu a) (1)

AM = MB ( theo câu b) (2)

Từ (1) và (2) => Điểm M là trung điểm của AB

Vậy điểm M có là trung điểm của AB

Câu 7 (Sách giáo khoa trang 127)

Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB ?

Hướng dẫn giải

Cho đoạn thẳng AB dài 7 cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn làm bài:

Vì I là trung điểm của AB nên: IA + IB = AB và IA= IB

Do đó: IA=IB=AB2=72=3,5(cm)IA=IB=AB2=72=3,5(cm)

Trên tia AB, vẽ điểm I sao cho AI = 3,5 cm.

Câu 8 (Sách giáo khoa trang 127)

Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tịa Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3cm, OB = 2cm, OD = 2OB

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

- Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O

- Trên đường thẳng xy: lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA = OC = 3cm

- Trên đường thẳng zt:

+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB = 2cm

+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho OD = 2 OB = 2.2 = 4cm

Có thể bạn quan tâm