Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập chương I

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 27)

Cho lục giác đều ABCDEF có tâm O. Hãy chỉ ra các vectơ bằng \(\overrightarrow{AB}\) có điểm đầu và điểm cuối là O hoặc các đỉnh của lục giác ?

Hướng dẫn giải

Giải bài 1 trang 27 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Đề kiểm tra số 1 - Câu 4 (SBT trang 49)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hình bình hành ABCD có \(A\left(1;-2\right);B\left(3;2\right);C\left(-4;1\right)\). Tìm tọa độ đỉnh D ?

Hướng dẫn giải

Gọi điểm D(x,y) là điểm cần tìm.
Tứ giác ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi: \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\).
\(\overrightarrow{AB}\left(2;4\right)\); \(\overrightarrow{DC}\left(-4-x;1-y\right)\).
\(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-4-x=2\\1-y=4\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-6\\y=-3\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow D\left(-6;-3\right)\).

Đề kiểm tra số 2 - Câu 4 (SBT trang 49)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm \(A\left(1;2\right);B\left(-2;4\right);C\left(2;m\right)\). Hãy tìm m để 3 điểm A, B, C thẳng hàng ?

Hướng dẫn giải

\(\overrightarrow{AB}\left(-3;2\right)\); \(\overrightarrow{AC}\left(1;m-2\right)\).
Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi:
\(\dfrac{1}{-3}=\dfrac{m-2}{2}\Leftrightarrow-3\left(m-2\right)=2\)\(\Leftrightarrow m=\dfrac{4}{3}\).

Đề kiểm tra số 2 - Câu 2 (SBT trang 49)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, các khẳng định sau đúng hay sai ?

a) Tọa độ của điểm A chính là tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{OA}\)

b) Điểm M nằm trên trục hoành thì có hoành độ bằng 0

c) Điểm N nằm trên trục tung thì có hoành độ bằng 0

Hướng dẫn giải

a) Đúng
b) Đúng
c) Sai

Đề kiểm tra số 3 - Câu 1 (SBT trang 49)

Cho tam giác ABC. Gọi D là điểm xác định bởi : \(\overrightarrow{AD}=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AC}\). I là trung điểm của BD. M là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow{BM}=x\overrightarrow{BC},\left(x\in R\right)\)

a) Tính \(\overrightarrow{AI}\) theo \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\)

b) Tính \(\overrightarrow{AM}\) theo \(x,\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\)

c) Tính \(x\) sao cho A, I, M thẳng hàng

Hướng dẫn giải

A B C D I M
a)
\(\overrightarrow{AI}=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}\right)=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{3}{8}\overrightarrow{AC}\).
b)
\(\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{AB}+x\overrightarrow{BC}\)\(=\overrightarrow{AB}+x\left(\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{AC}\right)=\left(1-x\right)\overrightarrow{AB}+x\overrightarrow{AC}\).
c) A, M, I thẳng hàng khi và chỉ khi hai véc tơ \(\overrightarrow{AM};\overrightarrow{AI}\) cùng phương
hay \(\dfrac{1-x}{\dfrac{1}{2}}=\dfrac{x}{\dfrac{3}{8}}\Leftrightarrow\dfrac{3}{8}\left(1-x\right)=\dfrac{1}{2}x\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{7}{8}x=\dfrac{3}{8}\)\(\Leftrightarrow x=\dfrac{3}{7}\).


Đề kiểm tra số 3 - Câu 3 (SBT trang 50)

Cho tam giác ABC cố định

a) Xác định điểm I sao cho : \(\overrightarrow{IA}+3\overrightarrow{IB}-2\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\)

b) Lấy điểm M di động. Vẽ điểm N sao cho  : \(\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{MA}+3\overrightarrow{MB}-2\overrightarrow{MC}\)

     Chứng minh rằng MN luôn đi qua một điểm cố định

Hướng dẫn giải

a) Giả sử điểm I thỏa mãn:
\(\overrightarrow{IA}+3\overrightarrow{IB}-2\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\)\(\Leftrightarrow\overrightarrow{IA}-\overrightarrow{IC}+\overrightarrow{IB}-\overrightarrow{IC}+2\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB}+2\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow2\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BC}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{IB}=\dfrac{\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BC}}{2}\).
Xác định véc tơ: \(\dfrac{\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BC}}{2}\).
A B C B' K
Dựng điểm B' sao cho \(\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{CB'}\).
\(\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{CB'}=\overrightarrow{AB'}\).
\(\dfrac{\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BC}}{2}=\dfrac{\overrightarrow{AB'}}{2}\).
Dựng điểm I sao cho \(\overrightarrow{IB}=\dfrac{\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BC}}{2}=\overrightarrow{AK}\) (K là trung điểm của AB').

A B C B' K I

Đề kiểm tra số 2 - Câu 3 (SBT trang 49)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai vectơ \(\overrightarrow{u}=\left(3;-4\right);\overrightarrow{v}=\left(2;5\right)\)

a) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{u}+3\overrightarrow{v}\)

b) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{b}=\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}\)

c) Tìm m sao cho \(\overrightarrow{c}=\left(m;10\right)\) và \(\overrightarrow{v}\) cùng phương

Hướng dẫn giải

a) \(\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{u}+3\overrightarrow{v}=2\left(3;-4\right)+3\left(2;5\right)=\left(6;-8\right)+\left(6;15\right)\)\(=\left(12;7\right)\).
b) \(\overrightarrow{b}=\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}=\left(3;-4\right)-\left(2;5\right)=\left(1;-9\right)\).
c) Hai véc tơ \(\overrightarrow{c}=\left(m;10\right)\)\(\overrightarrow{v}\) cùng phương khi và chỉ khi:
\(\dfrac{m}{2}=\dfrac{10}{5}=2\Rightarrow m=4\).

Đề kiểm tra số 3 - Câu 4 (SBT trang 50)

Trong mặt phẳng (P) cho tam giác ABC. M là một điểm bất kì thuộc mặt phẳng (P). Chứng minh rằng biểu thức \(\overrightarrow{u}=3\overrightarrow{MA}-5\overrightarrow{MB}+2\overrightarrow{MC}\) không phụ thuộc vào vị trí của điểm M ?

Hướng dẫn giải

\(\overrightarrow{u}=3\overrightarrow{MA}-5\overrightarrow{MB}+2\overrightarrow{MC}=3\left(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right)+2\left(\overrightarrow{MC}-\overrightarrow{MB}\right)\)
\(=3\left(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BM}\right)+2\left(\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{BM}\right)=3\overrightarrow{BA}+2\overrightarrow{BC}\) (không phụ thuộc vào vị trí điểm M).

Đề kiểm tra số 2 - Câu 1 (SBT trang 49)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm \(M\left(4;3\right)\). Tìm tọa độ của các điểm A, B, C trong các trường hợp sau :

a) A đối xứng với M qua trục Ox

b) A đối xứng với M qua trục Oy

c) C đối xứng với M qua gốc O

Hướng dẫn giải

a) Hai điểm đối xứng nhau qua trục Ox sẽ có cùng hoành độ và tung độ là hai số đối nhau.
\(M\left(4;3\right)\)\(\Rightarrow A\left(4;-3\right)\).
M A O 4 3 -3

Đề kiểm tra số 3 - Câu 2 (SBT trang 50)

Cho hình thang ABCD (AB//CD). Gọi O là giao điểm của hai cạnh bên AD và BC. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB, CD

a) Tính \(\overrightarrow{OI}\) theo \(\overrightarrow{OA}\) và \(\overrightarrow{OB}\)

b) Đặt \(k=\dfrac{OD}{OA}\). Tính \(\overrightarrow{OJ}\) theo \(k\)\(\overrightarrow{OA}\) và \(\overrightarrow{OB}\). Suy ra O, I, J thẳng hàng

Hướng dẫn giải

A B C D O I J
a) Theo tính chất trung điểm ta có:
\(\overrightarrow{OI}=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}\right)\).
b) Có \(k=\dfrac{OD}{OA}\) nên \(\overrightarrow{OD}=k\overrightarrow{OA}\).
Theo định lý Ta-lét\(\dfrac{OD}{OA}=\dfrac{OB}{OC}\). Vì vậy \(\overrightarrow{OB}=k\overrightarrow{OC}\).
Áp dụng tính chất trung điểm:
\(\overrightarrow{OJ}=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{OD}+\overrightarrow{OC}\right)=\dfrac{1}{2}\left(k\overrightarrow{OA}+k\overrightarrow{OB}\right)\)\(=\dfrac{k}{2}\left(\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}\right)\).
Suy ra: \(\overrightarrow{OI}=\dfrac{k}{2}\overrightarrow{OJ}\) và dễ thấy \(k\ne0\) nên 3 điểm O, I, J thẳng hàng.

Bài 2 (SGK trang 27)

Cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) đều khác \(\overrightarrow{0}\). Các khẳng đinh sau đúng hay sai ?

a) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) cùng hướng thì cùng phương

b) Hai vectơ \(\overrightarrow{b}\) và \(k\overrightarrow{b}\)  cùng phương

c) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(-2\overrightarrow{a}\)  cùng hướng

d) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\)  ngược hướng với vectơ thứ ba khác \(\overrightarrow{0}\) thì cùng phương

Hướng dẫn giải

Giải bài 2 trang 27 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 3 (SGK trang 27)

Tứ giác ABCD là hình gì nếu \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CD}\) và \(\left|\overrightarrow{AB}\right|=\left|\overrightarrow{BC}\right|\) ?

Hướng dẫn giải

Giải bài 3 trang 27 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 4 (SGK trang 27)

Chứng minh rằng \(\left|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\right|\le\left|\overrightarrow{a}\right|+\left|\overrightarrow{b}\right|\) ?

Hướng dẫn giải

Giải bài 4 trang 27 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 5 (SGK trang 27)

Cho tam giác đều ABCD nội tiếp trong đường tròn O. Hãy xác định các điểm M, N, P sao cho :

a) \(\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}\)

b) \(\overrightarrow{ON}=\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}\)

c) \(\overrightarrow{OP}=\overrightarrow{OC}+\overrightarrow{OA}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 5 trang 27 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 6 (SGK trang 27)

Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Tính :

a) \(\left|\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}\right|\)

b) \(\left|\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC}\right|\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 6 trang 27 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 7 (SGK trang 28)

Cho 6 điểm M, N, P, Q, R, S bất kì. Chứng minh rằng : 

\(\overrightarrow{MP}+\overrightarrow{NQ}+\overrightarrow{RS}=\overrightarrow{MS}+\overrightarrow{NP}+\overrightarrow{RQ}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 7 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 8 (SGK trang 28)

Cho tam giác OAB. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Tìm các số m, n sao cho :

a) \(\overrightarrow{OM}=m\overrightarrow{OA}+n\overrightarrow{OB}\)

b) \(\overrightarrow{AN}=m\overrightarrow{OA}+n\overrightarrow{OB}\)

c) \(\overrightarrow{MN}=m\overrightarrow{OA}+n\overrightarrow{OB}\)

d) \(\overrightarrow{MB}=m\overrightarrow{OA}+n\overrightarrow{OB}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 8 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 9 (SGK trang 28)

Chứng minh rằng nếu G và G' lần lượt là  trọng tâm của các tam giác ABC và A'B'C' thì \(3\overrightarrow{GG'}=\overrightarrow{AA'}+\overrightarrow{BB'}+\overrightarrow{CC'}\) ?

Hướng dẫn giải

Giải bài 9 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 10 (SGK trang 28)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, các khẳng định sau đúng hay sai ?

a) Hai vectơ đối nhau thì chúng có hoành độ đối nhau

b) Vectơ \(\overrightarrow{a}\ne0\) cùng phương với vectơ \(\overrightarrow{i}\) nếu \(\overrightarrow{a}\) có hoành độ bằng 0

c) Vectơ \(\overrightarrow{a}\) có hoành độ bằng 0 thì cùng phương với vectơ \(\overrightarrow{j}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 10 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 11 (SGK trang 28)

Cho \(\overrightarrow{a}=\left(2;1\right);\overrightarrow{b}=\left(3;-4\right);\overrightarrow{c}=\left(-7;2\right)\)

a) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{u}=3\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}-4\overrightarrow{c}\)

b) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{x}\) sao cho \(\overrightarrow{x}+\overrightarrow{a}=\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}\)

c) Tìm các số k và h sao cho \(\overrightarrow{c}=k\overrightarrow{a}+h\overrightarrow{b}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 11 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 12 (SGK trang 28)

Cho \(\overrightarrow{u}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{i}-5\overrightarrow{j};\overrightarrow{v}=m\overrightarrow{i}-4\overrightarrow{j}\)

Tìm m để \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\) cùng phương ?

Hướng dẫn giải

Giải bài 12 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 13 (SGK trang 28)

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng ?

a) Điểm A nằm trên trục hoành thì có hoành độ bằng 0

b) P là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi hoành độ của P bằng trung bình cộng các hoành độ của A và B

c) Nếu tứ giác ABCD là hình bình thì trung bình cộng các tọa độ tương ứng của A và C bằng trung bình cộng các tọa độ tương ứng của B và D

Hướng dẫn giải

Giải bài 13 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 1 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 28)

Cho tứ giác ABCD, số các vectơ khác \(\overrightarrow{0}\) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của tứ giác bằng bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

12

Bài 3 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Cho lục giác ABCDEF có tâm O. Số các vectơ bằng vectơ \(\overrightarrow{OC}\) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của lục giác bằng bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

Câu B=3

Bài 2 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Cho lục giác đều ABCDEF có tâm O. Số các vectơ khác \(\overrightarrow{0}\) cùng phương với \(\overrightarrow{OC}\) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của lục giác bằng bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

8

Bài 4 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 3; BC = 4. Độ dài của vectơ \(\overrightarrow{AC}\) bằng bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

5

Bài 5 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Cho 3 điểm phân biệt A, B, C. Đẳng thức nào sau đây là đúng ?

a) \(\overrightarrow{CA}-\overrightarrow{BA}=\overrightarrow{BC}\)

b) \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{BC}\)

c) \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{CB}\)

d) \(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{CA}\)

Hướng dẫn giải

Câu C: \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{CB}\)

Bài 6 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Cho hai điểm phân biệt A và B. Điều kiện để điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB là :

a) IA = IB

b) \(\overrightarrow{IA}=\overrightarrow{IB}\)

c) \(\overrightarrow{IA}=-\overrightarrow{IB}\)

d) \(\overrightarrow{AI}=\overrightarrow{BI}\)

Hướng dẫn giải

Câu C: \(\overrightarrow{IA}=-\overrightarrow{IB}\)

Bài 7 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Đẳng thức nào sau đúng ?

a) \(\overrightarrow{GA}=2\overrightarrow{GI}\)

b) \(\overrightarrow{IG}=-\dfrac{1}{3}\overrightarrow{IA}\)

c) \(\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=2\overrightarrow{GI}\)

d) \(\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{GA}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 7 trang 29 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

\(\Rightarrow\)Vậy chọn đáp án C

Bài 8 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Cho hình bình hành ABCD. Đẳng thức nào sau đây đúng ?

a) \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BD}=2\overrightarrow{BC}\)

b) \(\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{AB}\)

c) \(\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BD}=2\overrightarrow{CD}\)

d) \(\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{CD}\)

Hướng dẫn giải

Đẳng thức đúng là: \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BD}=2\overrightarrow{BC}\)

Vậy chọn câu a)

Bài 9 - Câu hỏi phần TN (SGK trang 29)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hình bình hành OABC, C nằm trên Ox. Khẳng định nào sau đây đúng ?

a) \(\overrightarrow{AB}\) có tung độ khác 0

b) A và B có tung độ khác nhau

c) C có hoành độ bằng 0

d) \(x_A+x_C-x_B=0\)

 

Hướng dẫn giải

Giải bài 9 trang 29 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 1.48 (SBT trang 45)

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Dựa vào các điểm A, B, C, D, O, M, N đã cho, hãy :

a) Kể tên hai vectơ cùng phương với \(\overrightarrow{AB}\), hai vectơ cùng hướng với \(\overrightarrow{AB}\), hai vectơ ngược hướng với \(\overrightarrow{AB}\) (các vectơ kể ra này đều khác \(\overrightarrow{0}\)

b) Chỉ ra một vectơ bằng vectơ \(\overrightarrow{MO}\) , một vectơ bằng vectơ \(\overrightarrow{OB}\)  ?
 

Hướng dẫn giải

A B C D O M N
a)
Các véc tơ cùng phương với \(\overrightarrow{AB}\) là:
\(\overrightarrow{MO};\overrightarrow{OM};\overrightarrow{MN};\overrightarrow{NM};\overrightarrow{NO};\overrightarrow{ON};\overrightarrow{DC};\overrightarrow{CD};\overrightarrow{BA};\overrightarrow{AB}\).
Hai véc tơ cùng hướng với \(\overrightarrow{AB}\) là:
\(\overrightarrow{MO};\overrightarrow{ON}\).
Hai véc tơ ngược hướng với \(\overrightarrow{AB}\) là:
\(\overrightarrow{OM};\overrightarrow{ON}\).
b) Một véc tơ bằng véc tơ \(\overrightarrow{MO}\) là: \(\overrightarrow{ON}\).
Một véc tơ bằng véc tơ \(\overrightarrow{OB}\) là: \(\overrightarrow{DO}\).

Bài 1.49 (SBT trang 45)

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E F lần lượt là trung điểm của cạnh AB và CD. Nối À và CE, hai đường này cắt đường chéo BD lần lượt tại M và N. Chứng minh \(\overrightarrow{DM}=\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{NB}\) ?

Hướng dẫn giải

AECD là hình bình hành \(\Rightarrow\) EN//AM

E là trung điểm của AB \(\Rightarrow\) N là trung điểm của BM , do dó MN = NB

tương tự , M là trung điểm của DN , do đó DM = MN.

vậy \(\overrightarrow{DM}=\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{NB}\) (đpcm)

Bài 1.50 (SBT trang 45)

Cho hai hình bình hành ABCD và EBEF với A, D, F không thẳng hàng. Dựng các vectơ \(\overrightarrow{EH}\) và \(\overrightarrow{FG}\) bằng vectơ \(\overrightarrow{AD}\). Chứng minh tứ giác CDGH là hình bình hành ?

Hướng dẫn giải

Vectơ

\(\overrightarrow{EH}=\overrightarrow{AD},\overrightarrow{FG}=\overrightarrow{AD}\Rightarrow\overrightarrow{EH}=\overrightarrow{FG}\)

=> Tứ giác FEHG là hình bình hành

=> \(\overrightarrow{GH}=\overrightarrow{FE}\) (1)

Ta có \(\overrightarrow{DC}=\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{FE}\)

=> \(\overrightarrow{DC}=\overrightarrow{FE}\) (2)

Từ (1) và (2) ta có \(\overrightarrow{GH}=\overrightarrow{DC}\)

Vậy tứ giác GHCD là hình bình hành.

Bài 1.51 (SBT trang 45)

Cho 4 điểm A, B, C, D. Tìm các vectơ :

a) \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{DC}+\overrightarrow{BD}+\overrightarrow{CA}\)

b) \(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CD}+\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{DA}\)

 

Hướng dẫn giải

a)
\(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{DC}+\overrightarrow{BD}+\overrightarrow{CA}\)
\(=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BD}+\overrightarrow{DC}+\overrightarrow{CA}\)
\(=\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{DA}=\overrightarrow{0}\).
b)
\(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CD}+\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{DA}\)
\(=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{CD}+\overrightarrow{DA}\)
\(=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{0}\).

Bài 1.52 (SBT trang 45)

Cho lục giác đều ABCDEF và M là một điểm tùy ý. Chứng minh rằng :

                            \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{ME}=\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{MF}\)

Hướng dẫn giải

TenAnh1 TenAnh1 A = (-4.3, -5.94) A = (-4.3, -5.94) A = (-4.3, -5.94) B = (11.06, -5.94) B = (11.06, -5.94) B = (11.06, -5.94) D = (10.84, -5.94) D = (10.84, -5.94) D = (10.84, -5.94)
Giả sử \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{ME}=\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{MF}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{ME}-\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MD}-\overrightarrow{MF}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\left(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right)+\left(\overrightarrow{MC}-\overrightarrow{MD}\right)+\left(\overrightarrow{ME}-\overrightarrow{MF}\right)=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{DC}+\overrightarrow{FE}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{FE}=\overrightarrow{0}\) (Do tứ giác BCDO là hình bình hành).
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{EF}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\) (do tứ giác AOEF là hình bình hành).

Bài 1.53 (SBT trang 45)

Cho tam giác ABC. Tìm điểm M thỏa mãn điều kiện \(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\) ?

Hướng dẫn giải

\(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{MC}\).
Suy ra: \(\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{AB}\)
Vậy điểm M được xác định sao cho \(\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{AB}\).
A B C M

Bài 1.54 (SBT trang 45)

Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Trên cạnh AC lấy hai điểm E và F sao cho AE = È = FC. BE cắt trung tuyến AM tại N. Tính \(\overrightarrow{AE}+\overrightarrow{AF}+\overrightarrow{AN}+\overrightarrow{MN}\) ?

Hướng dẫn giải

A B C M E F N
Nối M với E.
Có MF là đường trung bình tam giác BEC nên MF//BE.
Xét tam giác AMC có E là trung điểm của AF, MF//BE nên BE đi qua trung điểm của AM hay N là trung điểm của AM.
\(\overrightarrow{AE}+\overrightarrow{AF}+\overrightarrow{AN}+\overrightarrow{MN}=\left(\overrightarrow{AF}+\overrightarrow{FC}\right)+\left(\overrightarrow{AN}+\overrightarrow{MN}\right)\)
\(=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{0}=\overrightarrow{AC}.\)

Bài 1.55 (SBT trang 45)

Cho hai điểm A và B. Điểm M thỏa mãn điều kiện \(\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\right|=\left|\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right|\)

Chứng minh rằng \(OM=\dfrac{1}{2}AB\), trong đó O là trung điểm của AB ?

Hướng dẫn giải

\(\left|\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right|=\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BM}\right|=\left|\overrightarrow{BA}\right|=BA\).
Áp dụng tính chất trung điểm:
\(\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\right|=\left|2\overrightarrow{MO}\right|=2MO\) (với O là trung điểm của AB).
Suy ra: \(AB=2OM\Rightarrow OM=\dfrac{1}{2}AB\).

Bài 1.56 (SBT trang 45)

Cho tam giác ABC và một điểm M tùy ý. Chứng minh rằng vectơ \(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}-2\overrightarrow{MC}\) không phụ thuộc vào vị trí của điểm M. Hãy xác định điểm D sao cho \(\overrightarrow{CD}=\overrightarrow{v}\) ?

Hướng dẫn giải

\(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}-2\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+2\overrightarrow{CM}\)
\(=\left(\overrightarrow{CM}+\overrightarrow{MA}\right)+\left(\overrightarrow{CM}+\overrightarrow{MB}\right)=\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB}\) (Không phụ thuộc vào vị trí điểm M).
A B C I K
b) Dựng hình bình hành BCAD. Theo quy tắc hình bình hành:
\(\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB}=\overrightarrow{CD}\).
Vậy \(\overrightarrow{CD}=\overrightarrow{v}\).

Bài 1.57 (SBT trang 46)

Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P là những điểm được xác định như sau :

                    \(\overrightarrow{MB}=3\overrightarrow{MC};\overrightarrow{NC}=3\overrightarrow{NA};\overrightarrow{PA}=3\overrightarrow{PB}\)

a) Chứng minh \(2\overrightarrow{OM}=3\overrightarrow{OC}-\overrightarrow{OB}\) với mọi điểm O

b) Chứng minh hai tam giác ABC và MNP có cùng trọng tâm

Hướng dẫn giải

A B C P N M
a)
Có: \(3\overrightarrow{OC}-\overrightarrow{OB}=3\left(\overrightarrow{OM}+\overrightarrow{MC}\right)-\left(\overrightarrow{OM}+\overrightarrow{MB}\right)\)
\(=2\overrightarrow{OM}+3\overrightarrow{MC}-\overrightarrow{MB}\)\(=2\overrightarrow{OM}+\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MB}=2\overrightarrow{OM}\). (Đpcm).
b)
Gọi G là trọng tâm tam giác ABC, ta chứng minh G cũng là trọng tâm tam giác MNP.
Ta có: \(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\).
Ta cần chứng minh: \(\overrightarrow{GN}+\overrightarrow{GM}+\overrightarrow{GP}=\overrightarrow{0}\).
Thật vậy \(\overrightarrow{GN}+\overrightarrow{GM}+\overrightarrow{GP}=\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{CN}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{AP}\)
\(=\left(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\right)+\overrightarrow{CN}+\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{AP}\)
\(=\overrightarrow{0}+\overrightarrow{CN}+\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{AP}\)
\(=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{CA}+\dfrac{3}{4}\overrightarrow{BC}+\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AB}\)
\(=\dfrac{3}{4}\left(\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{AB}\right)+\dfrac{3}{4}\overrightarrow{BC}\)
\(=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{CB}+\dfrac{3}{4}\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{0}\).
Vậy G cũng là trọng tâm tam giác MNP. (Đpcm).

Bài 1.58 (SBT trang 46)

Cho hình vuông ABCD, E là trung điểm của CD. Hãy phân tích \(\overrightarrow{AE}\) theo hai vectơ \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{AD};\overrightarrow{v}=\overrightarrow{AB}\) ?

 

Hướng dẫn giải

A B C D E
Theo tính chất trung điểm
\(\overrightarrow{AE}=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AD}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AC}\)\(=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AD}+\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}\right)\)\(=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AD}+\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}\right)=\overrightarrow{AD}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{u}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{v}\).

Bài 1.59 (SBT trang 46)

Cho các điểm A, B, C trên trục \(\left(o;\overrightarrow{e}\right)\) có tọa độ lần lượt là : \(5;-3;-4\). Tính độ dài đại số của \(\overrightarrow{AB};\overrightarrow{BA};\overrightarrow{AC};\overrightarrow{BC}\) ?

Hướng dẫn giải

\(\left|\overrightarrow{AB}\right|=\left|\overrightarrow{AO}+\overrightarrow{OB}\right|=\left|-5\overrightarrow{i}+\left(-3\right)\overrightarrow{i}\right|=\left|8\overrightarrow{i}\right|=8\).
\(\left|\overrightarrow{BA}\right|=\left|\overrightarrow{AB}\right|=8\).
\(\left|\overrightarrow{AC}\right|=\left|\overrightarrow{AO}+\overrightarrow{OC}\right|=\left|-5\overrightarrow{i}+\left(-4\right)\overrightarrow{i}\right|=\left|9\overrightarrow{i}\right|=9\).
\(\left|\overrightarrow{BC}\right|=\left|\overrightarrow{BO}+\overrightarrow{OC}\right|=\left|3\overrightarrow{i}+\left(-4\right)\overrightarrow{i}\right|=\left|-\overrightarrow{i}\right|=1\).

Bài 1.60 (SBT trang 46)

Cho hình thoi ABCD tâm O có AC = 8; BD = 6. Chọn hệ tọa độ \(\left(O;\overrightarrow{i};\overrightarrow{j}\right)\) sao cho \(\overrightarrow{i}\) và \(\overrightarrow{OC}\) cùng hướng,  \(\overrightarrow{j}\) và \(\overrightarrow{OB}\) cùng hướng.

a) Tìm tọa độ các đỉnh của hình thoi

b) Tìm tọa độ trung điểm I của BC và trọng tâm của tam giác ABC

c) Tìm tọa độ điểm đối xứng I' của I qua tâm O. Chứng minh A, I', D thẳng hàng

d) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{AC},\overrightarrow{BD},\overrightarrow{BC}\)

Hướng dẫn giải

TenAnh1 TenAnh1 A = (-4.34, -5.84) A = (-4.34, -5.84) A = (-4.34, -5.84) B = (11.02, -5.84) B = (11.02, -5.84) B = (11.02, -5.84)
Hình thoi nhận O là tâm đối xứng.
\(\left|x_A\right|=\left|x_C\right|=2AC\)\(\Rightarrow\left|x_A\right|=\left|x_C\right|=8:2=4\).
Do \(\overrightarrow{OC}\)\(\overrightarrow{i}\) cùng hướng nên \(x_C=4;x_A=-4\).
A, C nằm trên trục hoành nên \(y_A=y_C=0\).
Vậy \(A\left(-4;0\right);C\left(4;0\right)\).
\(\left|y_B\right|=\left|y_D\right|=2BD\)\(\Rightarrow\left|y_B\right|=\left|y_D\right|=6:2=3\).
Do \(\overrightarrow{OB}\)\(\overrightarrow{j}\) cùng hướng nên \(y_B=3;y_D=-3\).
B, D nằm trên trục tung nên \(x_B=x_D=0\).
Vậy \(B\left(0;3\right);D\left(0;-3\right)\).
b) \(x_I=\dfrac{x_B+x_C}{2}=\dfrac{0+4}{2}=2\); \(y_I=\dfrac{y_B+y_C}{2}=\dfrac{3+0}{2}=\dfrac{3}{2}\).
Vậy \(I\left(2;\dfrac{3}{2}\right)\).
\(x_G=\dfrac{x_A+x_B+x_C}{3}=\dfrac{-4+0+4}{3}=0\).
\(y_G=\dfrac{y_A+y_B+y_C}{3}=\dfrac{0+3+0}{3}=1\).
Vậy \(G\left(0;1\right)\).
c) I' đối xứng với I qua tâm O nên \(I'\left(-2;-\dfrac{3}{2}\right)\).
d) \(\overrightarrow{AC}\left(8;0\right);\overrightarrow{BD}\left(0;-6\right);\overrightarrow{BC}\left(4;-3\right)\).

Bài 1.61 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 46)

Cho các điểm \(A'\left(-4;1\right);B'\left(2;4\right);C'\left(2;-2\right)\) lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC.

a) Tính tọa độ các đỉnh của tam giác ABC

b) Chứng minh rằng các trọng tâm của các tam giác ABC và A'B'C' trùng nhau

Hướng dẫn giải

A B C A' B' C' a)Do A',B',C' là trung điểm BC,CA,AB=> A'B' song song với AB,B'C'song song với BC,C'A' song song với CA

\(\overrightarrow{A'B'}=\left(6;3\right)\) => VTPT của đường thẳng AB là: \(\overrightarrow{n}=\left(1;-2\right)\)

và C' thuộc (AB)=>Phương trình đường thẳng AB là:

(AB): x-2y-6=0

Tương tự ta có phương trình đường thẳng BC là:

(BC): x+4=0

Tọa độ điểm B là nghiệm hệ

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{x-2y-6=0}\\x+4=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-4\\y=-5\end{matrix}\right.\)

=>B(-4;-5)

A'(-4;1) là TĐ của BC => tọa độ C(-4;7)

C'(2;-2) là TĐ của AB =>tọa độ A(8;1)

b) Gọi tọa độ trọng tâm G của tam giác A'B'C' là G(x;y)

=>\(\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}=0\)

=>\(\left\{{}\begin{matrix}\left(-4-x\right)+\left(2-x\right)+\left(2-x\right)=0\\\left(1-y\right)+\left(4-y\right)+\left(-2-y\right)=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0\\y=1\end{matrix}\right.\)

=>G(0;1)

Thay vào tính

Ta có:\(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\) =(8-4-4;1-1+7-1-5-1)=(0;0)

=>G là trọng tâm tam giác ABC=>ĐPCM

Bài 1.62 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 46)

Cho \(\overrightarrow{a}=\left(2;-2\right);\overrightarrow{b}=\left(1;4\right)\)

a) Tính tọa độ các vectơ \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b};\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\) và \(2\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}\)

b) Hãy phân tích vectơ \(\overrightarrow{c}=\left(5;0\right)\) theo hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=\left(2;-2\right)+\left(1;4\right)=\left(3;2\right)\).
\(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=\left(2;-2\right)-\left(1;4\right)=\left(1;-6\right)\).
\(2\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}=2\left(2;-2\right)+3\left(1;4\right)=\left(4;-4\right)+\left(3;12\right)\)\(=\left(7;8\right)\).
c) Gọi x và y là hai số thực để:
\(\overrightarrow{c}=x\overrightarrow{a}+y\overrightarrow{b}=x\left(2;-2\right)+y\left(1;4\right)=\left(2x+y;-2x+4y\right)\)
Từ đó suy ra: \(\left\{{}\begin{matrix}2x+y=5\\-2x+4y=0\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\\y=1\end{matrix}\right.\).
Vậy \(\overrightarrow{c}=2\overrightarrow{a}+1\overrightarrow{b}\).

Bài 1.63 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 46)

Cho \(\overrightarrow{a}=\left(2;1\right);\overrightarrow{b}=\left(3;-4\right);\overrightarrow{c=}\left(-7;2\right)\)

a) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{u}=3\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}-4\overrightarrow{c}\)

b) Tìm tọa độ vectơ \(\overrightarrow{x}\) sao cho :  \(\overrightarrow{x}+\overrightarrow{a}=\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}\)

c) Tìm các số k và h sao cho : \(\overrightarrow{c}=k\overrightarrow{a}+h\overrightarrow{b}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\overrightarrow{u}=3\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}-4\overrightarrow{c}=3\left(2;1\right)+2\left(3;-4\right)-4\left(-7;2\right)\)
\(=\left(6;3\right)+\left(6;-8\right)-\left(-28;8\right)\)
\(=\left(6+6+28;3-8-8\right)=\left(40;-13\right)\).
b) \(\overrightarrow{x}+\overrightarrow{a}=\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}\Leftrightarrow\overrightarrow{x}=\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}-\overrightarrow{a}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{x}=\left(3;-4\right)-\left(-7;2\right)-\left(2;1\right)\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{x}=\left(3+7-2;-4-2-1\right)\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{x}=\left(8;-7\right)\).
c) Có \(\overrightarrow{c}\left(-7;2\right)=k\overrightarrow{a}+h\overrightarrow{b}=k\left(2;1\right)+h\left(3;-4\right)\)
\(=\left(2k+3h;k-4h\right)\).
Từ đó suy ra: \(\left\{{}\begin{matrix}2k+3h=-7\\k-4h=2\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}k=-2\\h=-1\end{matrix}\right.\).

Bài 1.64 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 47)

Cho tam giác đều ABC có O là trọng tâm và M là một điểm tùy ý trong tam giác. Gọi D, E, F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M đến BC, AC, AB. Chứng minh rằng :

                 \(\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{ME}+\overrightarrow{MF}=\dfrac{3}{2}\overrightarrow{MO}\)

Hướng dẫn giải

Vectơ

Bài 1.65 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 47)

Cho lục giác ABCDEF. Gọi M, N, P, Q, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DE, EF, FA. Chứng minh rằng hai tam giác MPR và NQS có cùng trọng tâm ?

Hướng dẫn giải

Giải:

Gọi \(G\) là trọng tâm của \(\Delta MPR\)\(K\) là trọng tâm của của \(\Delta NQS\)

\(\Rightarrow\) Ta cần chứng minh: \(K\)\(G\) trùng nhau

\(G\) là trọng tâm của \(\Delta MPR\) nên ta có:

\(3\overrightarrow{KG}=\overrightarrow{KM}+\overrightarrow{KP}+\overrightarrow{KR}\)

\(=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{KA}+\overrightarrow{KB}+\overrightarrow{KC}+\overrightarrow{KD}+\overrightarrow{KE}+\overrightarrow{KF}\right)\) (t/c trung điểm)

\(=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{KB}+\overrightarrow{KC}\right)+\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{KD}+\overrightarrow{KE}\right)+\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{KA}+\overrightarrow{KF}\right)\)

\(=\overrightarrow{KN}+\overrightarrow{KQ}+\overrightarrow{KS}=\overrightarrow{0}\) (Vì \(K\) là trọng tâm của của \(\Delta NQS\))

\(\Rightarrow\) Đpcm

Bài 1.66 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 47)

Cho tam giác ABC. Bên ngoài của tam giác vẽ các hình bình hành ABIJ, BCPQ, CARS. Chứng minh rằng :

                    \(\overrightarrow{RJ}+\overrightarrow{IQ}+\overrightarrow{PS}=\overrightarrow{0}\)

Hướng dẫn giải

A B C I J R S P Q
\(\overrightarrow{RJ}+\overrightarrow{IQ}+\overrightarrow{PS}=\overrightarrow{RA}+\overrightarrow{AJ}+\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{BQ}+\overrightarrow{PC}+\overrightarrow{CS}\)
\(=\left(\overrightarrow{RA}+\overrightarrow{CS}\right)+\left(\overrightarrow{AJ}+\overrightarrow{IB}\right)+\left(\overrightarrow{BQ}+\overrightarrow{PC}\right)\)
\(=\overrightarrow{0}+\overrightarrow{0}+\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\). ( Do tứ giác ABIJ, BCPQ, CARS là hình bình hành).
Vậy \(\overrightarrow{RJ}+\overrightarrow{IQ}+\overrightarrow{PS}=\overrightarrow{0}\).

Bài 1.67 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 47)

Cho ba lực \(\overrightarrow{F_1}=\overrightarrow{MA};\overrightarrow{F_2}=\overrightarrow{MB};\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{MC}\) cùng tác động vào một vật tại điểm M và vật đứng yên. Cho biết cường độ của \(\overrightarrow{F_1};\overrightarrow{F_2}\) đều là 100N và \(\widehat{AMB}=60^0\)

a) Đặt \(\overrightarrow{ME}=\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\). Tính độ dài của đoạn ME

b) Tìm cường độ và hướng của lực \(\overrightarrow{F_3}\)

Hướng dẫn giải

a) Do vật đứng yên nên \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\).
Suy ra M là trọng tâm tam giác ABC.
A B C M E O
Gọi O là trung điểm của AB. Theo quy tắc trung điểm ta có:
\(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}=2\overrightarrow{MO}=\overrightarrow{ME}\).
Do tam giác MAB cân tại M và \(\overrightarrow{AMB}=60^o\) nên tam giác MAB đều và \(MO\perp AB\).
Áp dụng định lý Pi-ta-go trong tam giác MOB ta có:
\(MO=\sqrt{MA^2-OA^2}=\sqrt{100^2-50^2}=50\sqrt{3}\).
Suy ra: \(ME=2MO=2.50\sqrt{3}=100\sqrt{3}\).
b)
\(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow\overrightarrow{MC}=-\left(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\right)\)
Vì vậy véc tơ \(\overrightarrow{MC}\) ngược hướng với véc tơ \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\).
Theo kết quả câu a ta suy ra: \(\left|\overrightarrow{ME}\right|=100\sqrt{3}\).
Nên véc tơ \(\overrightarrow{MC}\) có độ dài \(100\sqrt{3}\) và ngược hướng với véc tơ \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\).
Vì vậy lực \(\overrightarrow{F_3}\) có cường độ \(100\sqrt{3}N\) và ngược hướng với véc tơ \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\).

Bài 1.68 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 47)

Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD và DA. Chứng minh rằng :

a) \(\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{QP}\)

b) \(\overrightarrow{MP}=\overrightarrow{MN}+\overrightarrow{MQ}\)

Hướng dẫn giải

A B C D M N Q P
a)
MN là đường trung bình của tam giác ABC nên \(\overrightarrow{MN}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AC}\).
QP là đường trung bình của tam giác ABC nên \(\overrightarrow{QP}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AC}\).
Vậy \(\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{QP}\).
b) Giả sử:
\(\overrightarrow{MP}=\overrightarrow{MN}+\overrightarrow{MQ}\Leftrightarrow\overrightarrow{MP}-\overrightarrow{MN}-\overrightarrow{MQ}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{MP}+\overrightarrow{NM}+\overrightarrow{QM}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\left(\overrightarrow{QM}+\overrightarrow{MP}\right)+\overrightarrow{NM}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{QP}+\overrightarrow{NM}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{QP}-\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{QP}-\overrightarrow{QP}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\) ( Điều giả sử đúng).
Vậy \(\overrightarrow{MP}=\overrightarrow{MN}+\overrightarrow{MQ}.\)

Bài 1.69 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 47)

Xét xem ba điểm sau có thẳng hàng không ?

a) \(A\left(2;-3\right);B\left(5;1\right):C\left(8;5\right)\)

b) \(M\left(1;2\right);N\left(3;6\right);P\left(4;5\right)\)

Hướng dẫn giải

a) \(\overrightarrow{AB}\left(3;4\right);\overrightarrow{AC}\left(6;8\right)\).
Dễ thấy \(\overrightarrow{AC}=2\overrightarrow{AB}\) nên 3 điểm A, B, C thẳng hàng.
b) \(\overrightarrow{MN}\left(2;4\right)\); \(\overrightarrow{NP}\left(1;-1\right)\).
\(\dfrac{2}{1}\ne\dfrac{4}{-1}\) nên hai véc tơ \(\overrightarrow{MN};\overrightarrow{NP}\) không cùng phương hay 3 điểm M, N, P không thẳng hàng.

Bài 1.70 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 47)

Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

a) Với điểm M tùy ý , hãy chứng minh :

                    \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MD}\)

b) Chứng minh rằng :

                    \(\left|\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}\right|=\left|\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AD}\right|\)

Hướng dẫn giải

a)
Giả sử: \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MD}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MC}-\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MD}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\left(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right)+\left(\overrightarrow{MC}-\overrightarrow{MD}\right)=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{DC}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\) (\(\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{DC}=\overrightarrow{0}\) do tứ giác ABCD là hình chữ nhật).
Vậy điều giả sử đúng. Ta có điều phải chứng minh.

Bài 1.71 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 48)

Cho tam giác. Gọi I là trung điểm của BC, K là trung điểm của BI. Chứng minh rằng :

a) \(\overrightarrow{AK}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AI}\)

b) \(\overrightarrow{AK}=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AC}\)

Hướng dẫn giải

A B C K I
a)
\(\overrightarrow{AK}=\overrightarrow{AI}+\overrightarrow{IK}=\overrightarrow{AI}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{AI}+\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{AB}\right)\)
\(=\overrightarrow{AI}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{IA}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}\)\(=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AI}\).
b) Theo câu a:
\(\overrightarrow{AK}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AI}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}\right)\)
\(=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AC}=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AC}\).

Bài 1.72 - Đề toán tổng hợp (SBT trang 48)

Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác đều OAB có cạnh bằng 2, AB song song với Ox, điểm A có hoành độ và tung độ dương

a) Tìm tọa độ hai đỉnh A và B

b) Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác OAB

Hướng dẫn giải

O A B x y a b -b H
a) Do AB//Ox và tam giác OAB đều nên điểm A đối xứng với điểm B qua Ox.
Suy ra: AB = 2 = 2b. Nên b = 1.
Áp dụng định lý Pi-ta-go: \(OH=\sqrt{AB^2-HA^2}=\sqrt{2^2-1^2}=\sqrt{3}\).
Suy ra: \(a=\sqrt{3}\Rightarrow x_A=\sqrt{3};y_B=-\sqrt{3}\).
Vậy \(A\left(1;\sqrt{3}\right),B\left(-1;-\sqrt{3}\right)\).

Đề kiểm tra số 1 - Câu 1 (SBT trang 48)

Cho hình bình hành ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại O. Hãy thực hiện các phép toán sau :

a) \(\overrightarrow{AO}+\overrightarrow{BO}+\overrightarrow{CO}+\overrightarrow{DO}\)

b) \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AC}\)

c) \(\overrightarrow{OC}-\overrightarrow{OD}\)

Hướng dẫn giải

A B C D O
a) \(\overrightarrow{AO}+\overrightarrow{BO}+\overrightarrow{CO}+\overrightarrow{DO}=\left(\overrightarrow{AO}+\overrightarrow{CO}\right)+\left(\overrightarrow{BO}+\overrightarrow{DO}\right)\)
\(=\overrightarrow{0}+\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\).
b) \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AC}=2\overrightarrow{AC}\).
c) \(\overrightarrow{OC}-\overrightarrow{OD}=\overrightarrow{OC}+\overrightarrow{DO}=\overrightarrow{DC}\).

Đề kiểm tra số 1 - Câu 2 (SBT trang 48)

Trong mặt phẳng tọa độ \(\left(O;\overrightarrow{e_1};\overrightarrow{e_2}\right)\). Tìm tọa độ của các vectơ sau :

a) \(\overrightarrow{a}=2\overrightarrow{e_1}+3\overrightarrow{e_2}\)

b) \(\overrightarrow{b}=5\overrightarrow{e_1}-\overrightarrow{e_2}\)

c) \(\overrightarrow{m}=-4\overrightarrow{e_2}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\overrightarrow{a}\left(2;3\right)\)
b) \(\overrightarrow{b}\left(5;-1\right)\)
c) \(\overrightarrow{m}\left(0;-4\right)\)

Đề kiểm tra số 1 - Câu 3 (SBT trang 48)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, các mệnh đề sau đúng hay sai ?

a) Vectơ \(\overrightarrow{a}=\left(-2;0\right)\) và vectơ \(\overrightarrow{e_1}\) ngược hướng

b) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}=\left(2;1\right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left(-2;1\right)\) là hai vectơ đối nhau

c) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}=\left(4;3\right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left(3;4\right)\) là hai vectơ đối nhau

Hướng dẫn giải

a) Đúng
b) Sai vì: \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=\left(0;2\right)\ne\overrightarrow{0}\).
c) Sai vì \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=\left(7;7\right)\ne\overrightarrow{0}\)

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm