Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Học vẽ hình với GeoGebra

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 6 (SGK trang 109)

Vẽ hình thoi:

Cho trước cạnh AB và một đường thẳng đi qua A. Hãy vẽ hình thoi ABCD lấy đường thẳng đã cho là đường chéo. Sử dụng các công cụ thích hợp đã học để dựng các đỉnh C, D của hình thoi.

Hướng dẫn giải

  • Đặc điểm hình thoi ABCD:
  • Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
  • Nhận 2 đường chéo làm 2 trục đối xứng.
  • Các bước vẽ hình thoi:
    • Vẽ cạnh AB và đường thẳng d đi qua A
    • Vẽ điểm D đối xứng với B qua d
    • Vẽ d’ đi qua D và // AB èd cắt d’ tại C
    • Nối ABCD, ta được hình thoi ABCD

Bài 4 (SGK trang 108)

Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác:

Cho trước tam giác ABC. Dùng công cụ đường tròn vẽ đường tròn đi qua ba điểm A, B, C.

Hướng dẫn giải

  • Trong toán học, các bước để vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác:
    • Tìm điểm giao nhau của ba đường trung trực (giả sử giao nhau tai O)
    • Vẽ đường tròn tâm O bán kính OA
  • Cách vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác bằng phần mềm GeoGebra:
    • Trong phần mềm Geogebra để vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ta chỉ dùng công cụ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác.

Bài 3 (SGK trang 108)

Vẽ hình thang cân:

Cho trước ba điểm A, B, C. Dựng đỉnh D của hình thang cân ABCD dựa trên các công cụ đoạn thẳng, đường trung trực và phép biến đổi đối xứng qua trục.

Hướng dẫn giải

  • Đặc điểm hình thang cân:
    • AD // BC, AB = CD
    • d là đường trung trực BC thì d cũng là đường trung trực cạnh AD
  • Các bước vẽ hình thang cân:
    • Sử dụng công cụ tạo điểm mới để tạo ba điểm A, B, C.
    • Sử dụng công cụ đường trung trực vẽ đường trung trực của cạnh BC
    • Sử dụng công cụ đối xứng vẽ điểm đối xứng của A qua trục đối xứng

Bài 8 (SGK trang 109)

Vẽ tam giác đều:

Cho trước cạnh BC, hãy vẽ tam giác đều ABC

Hướng dẫn giải

Bài 2 (SGK trang 108)

Vẽ hình thang:

Cho trước ba đỉnh A, B, C. Dựng đỉnh D của hình thang ABCD dựng trên các công cụ đoạn thẳng và đường thẳng song song.

Hướng dẫn giải

  • Đặc điểm hình thang ABCD:
    • AD // BC
    • AD < BC
  • Các bước vẽ hình thang:
    • Sử dụng công cụ tạo điểm mới để tạo ba điểm A, B, C.
    • Sử dụng công cụ đường song song vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC.
    • Trên đường thẳng đi qua A tạo điểm mới D sao cho AD < BC.

Bài 7 (SGK trang 109)

Vẽ hình vuông:

Sử dụng các công cụ thích hợp để vẽ một hình vuông nếu biết trước một cạnh.

Hướng dẫn giải

Vẽ hình vuông:

Sử dụng các công cụ thích hợp để vẽ một hình vuông nếu biết trước một cạnh.

Gợi ý bài tập SGK Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra

Hướng dẫn giải

Các bước vẽ hình vuông ABCD:

  • Vẽ cạnh AB
  • Vẽ đường tròn b tâm A qua B và đường tròn c tâm B qua A
  • Vẽ dd đi qua A⊥AB;A⊥AB; ee đi qua B⊥ABB⊥AB
  • d∩b=D;e∩c=C→d∩b=D;e∩c=C→ nối lại ta được hình vuông ABCD

Gợi ý bài tập SGK Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra

Bài 1 (SGK trang 108)

Vẽ tam giác:

Dùng công cụ đoạn thẳng của phần mềm GeoGebra vẽ tam giác

Hướng dẫn giải

  • Trong toán học, cách vẽ tam giác ABC:
    • Vẽ ba điểm không thẳng hàng A, B, C
    • Dùng thước nối ba đỉnh lại với nhau
  • Các bước vẽ tam giác ABC bằng phần mềm GeoGebra:
    • Sử dụng công cụ tạo điểm mới để tạo ba điểm A, B, C.
    • Sử dụng công cụ đoạn thẳng vẽ đoạn thẳng AB, BC, CA.

Bài 5 (SGK trang 108)

Vẽ đường tròn nội tiếp tam giác:

Cho Trước tam giác ABC. Dùng các công cụ đường phân giác, đường vuông góc và đường tròn vẽ đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Hướng dẫn giải

    • Đường tròn nội tiếp tam giác là là đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác.
    • Các bước vẽ đường tròn nội tiếp tam giác:
      • Vẽ tam giác ABC
        • Gợi ý bài tập SGK Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra
      • Vẽ O là giao điểm 2 đường phân giác
        • Gợi ý bài tập SGK Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra
      • vẽ OM⊥AB→OMOM⊥AB→OM là bán kính
        • Gợi ý bài tập SGK Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra
      • Vẽ đường tròn tâm O qua M
      • Gợi ý bài tập SGK Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm