Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 2 (SGK trang 59)

Câu 2: NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? 

Gen (một đoạn ADN) \(\underrightarrow{1}\) mARN \(\underrightarrow{2}\)  protein

 

Hướng dẫn giải

Gen ( một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin

Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ:

+ Gen ( ADN) -> ARN : A-U , T-A, G-X, X-G

+ ARN -> prôtêin : A-U, G-X

Câu 1 (SGK trang 59)

Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và protein.

Hướng dẫn giải

Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtẽin.Trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN. Trình tự các nuclêôtit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin tự các nuclêôtit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin.

Gen -» ARN -» prôtêin.

Câu 3 (SGK trang 59)

Câu 3: Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ 

Gen (một đoạn ADN) \(\underrightarrow{1}\)  mARN \(\underrightarrow{2}\) protein \(\underrightarrow{3}\) tính trạng

Hướng dẫn giải

Gen ( một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng

- Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.

- Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit-amin trong prôtêin.

- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể.


Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm