Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Quy luật di truyền liên kết giới tính

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 3 (SGK trang 53)

Câu 3: Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định?

Hướng dẫn giải

Có thể theo dõi phả hệ để biết bệnh di truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường hay NST X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.

- trong thực tiễn, người ta dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất

Ở gà, người ta dựa vào gen trội A trên NST X quy ddinhjj lông vằn để phân biệt trống mái từ khi mới nở.Gà trống con mang cặp XAXA nên mức độ vằn ở đầu rõ hơn gà mái mang XAY



Câu 9 (SGK trang 102)

Câu 9: Những người có bộ NST: 44 NST thường + XXY hoặc 44 NST thường + XXXY đều là nam giới. Những người có bộ NST với 44 NST thường + X hoặc 44 NST thường + XXX đều là nữ giới. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

Hướng dẫn giải

Từ những người có bộ NST bất thường này ta có thể rút ra kết luận là nhiễm sắc thể Y ở người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quy định nam tính. Nếu có nhiễm sắc thể Y thì hợp tử sẽ phát triển thành con trai còn không có Y thì hợp tử phát triển thành con gái.

Câu 2 (SGK trang 53)

Câu 2: Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh.

Hướng dẫn giải

-Người phụ nữ bình thường có em trai bị mù màu, do vậy mẹ cô ta chắc chắn là dị hợp tử về gen gây bệnh mù màu.

-Vậy xác suất cô ta có gen bệnh từ mẹ là 0,5. Người chồng không mang gen gây bệnh.

Như vậy, nếu cặp vợ chồng sinh ra 1 người con trai thì xác suất để người đó bị bệnh là 0,5x0,5=0,25. Vì xác suất để mẹ dị hợp tử về gen gây bệnh là 0,5 và nếu đã là dị hợp tử thì xác suất người con trai nhận gen gây bệnh từ mẹ là 0,5

Hai sự kiện này đọc lập nên tổng hợp lại , xác suất để cặp vợ chồng có con trai bị bệnh là 0,5x0,5=0,25



Câu 5 (SGK trang 54)

Câu 5: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X
B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể

C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y

D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng

Hướng dẫn giải

A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.

B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.

D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.



Câu 6 (SGK trang 102)

Câu 6: Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?

Hướng dẫn giải

Do ở nam giới XY chỉ cần có 1 alen lặn trên X là biểu hiền ra Kiểu hình

Còn ở NST thường thì còn có Kiểu dị hợp tử không biểu hiện bệnh mà cần tới 2 alen lặn mới biểu hiện KH

Câu 3 (SGK trang 66)

Câu 3: Bệnh mù màu đỏ và xanh lục ở người do 1 gen lặn liên kết với NST X. Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy một người chồng bình thường.

a. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu?

b. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng là con gái bị bệnh mù màu là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

a) Xác suất để người phụ nữ mang gen bệnh (dị hợp tử) là 1/2. Xác suất để mẹ
là truyền NST X mang gen bệnh cho con là 1/2. Xác suất sinh con trai là 1/2 nên xác suất để sinh con trai mang NST X có gen gây bệnh sẽ là 1/2 X 1/2 X 1/2= 1/8.

b) Vì bố bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận gen X mang gen gây bệnh. Do vậy, xác suất để sinh con gái bị bệnh cũng sẽ bằng 1/8.



Câu 4 (SGK trang 67)

Câu 4: Người ta lai một con ruồi cái mắt nâu và cánh ngắn, lấy từ dòng ruồi thuần chủng với một con ruồi đực thuần chủng có mắt đỏ, cánh dài. Đời F1 có các kiểu hình như sau: toàn bộ ruồi cái có mắt đỏ, cánh dài còn toàn bộ ruồi đực có mắt đỏ nhưng cánh ngắn.

Cho các con ruồi đực và cái F1 giao phối naẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình cả ở hai giới như sau:

–        3/8 mắt đỏ, cánh dài.

–        3/8 mắt đỏ, cánh ngắn.

–         1/8 mắt nâu, cánh dài.

–         1/8 mắt nâu, cánh ngắn.

Từ kết quả lai nói trên hãy xác định kiểu gen của ruồi bố, mẹ. F1 và các con ruồi

Biết rằng mỗi tính trạng được quy định bởi 1 gen.

Hướng dẫn giải

Gen quy định chiều dài cánh nằm trên NST X còn gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.

Câu 5 (SGK trang 67)

Câu 5: Nếu có hai dòng ruồi giấm thuần chúng, một dòng có kiểu hình mát nủu và một dòng có kiểu hình mắt đỏ son. Làm thế nào có thể biết được lôcut gen quy định tính trạng màu mắt này là nẳm trên NST thường, NST giới tính X hay trong ti thể? Biết rằng tính trạng màu mắt do một gen quy định.

Hướng dẫn giải

Hỏi đáp Sinh học

Câu 1 (SGK trang 53)

Câu 1: Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định

Hướng dẫn giải

– Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau. – Có hiện tượng di truyền chéo.

Câu 4 (SGK trang 54)

Câu 4: Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thế nào đề biết được tính trạng nào đó là gen trong nhân quy định hay gen ngoài nhân quy định?

Hướng dẫn giải

Đặc điểm:

- Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.

- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái.

- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân đều cho các tế bào con theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân.

- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ, nhưng không phải tất cả các tính trạng di truyền theo mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào chất.

- Tế bào là một đơn vị di truyền trong đó nhân đóng vai trò chính, nhưng tế bào chất cũng đóng vai trò nhất định. Hai hệ thống di truyền qua NST và di truyền ngoài NST tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo cho sự tồn tại. sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

* Phân biệt căn cứ vào đặc điểm khác nhau:

Di truyền qua tế bào chất

- Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chù yếu thuộc về tế bào chất cùa tế bào sinh dục cái.

- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất khóng tuân theo các định luật di truyền cùa thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con theo quy luật chặt chẽ như đối với các NST.

- Tính trạng do gen tế bào chất quy định vẫn tồn tại khi thay đổi nhân tế bào bằng nhân có bộ.NST khác.

Di truyền qua nhân

- Trong di truyền qua nhân, vai trò cùa tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau.

- Các tính trạng di truyền qua NST tuân theo các định luật di truyền Menđen và những định luật di truyền bổ sung sau Menđen của thuyết di truyền NST.

- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ (nhưng không nhất thiết mọi tính trạng di truyền theo mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào chất vì còn những nguyên nhân khác



Có thể bạn quan tâm