Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: (Trang 115 - SGK Ngữ văn 9)

 Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải

  • Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo trình tự thời gian. Đây là kiểu kết cấu thường thấy trong truyện cổ tích. Tình tiết câu chuyện mạch lạc, rõ ràng. Bằng kiểu kết cấu này, sẽ thuận lợi hơn khi chuyển tải truyện này theo hình thức “kể thơ”, “nói thơ”, người đọc người nghe dễ theo dõi hơn. Truyện có giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, sau đó trình bày theo trình tự sự kiện nào diễn ra trước kể trước, sự kiện nào diễn ra sau kể sau. Truyện kết thúc có hậu.
  • Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2: (Trang 115 - SGK Ngữ văn 9) 

Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

Hướng dẫn giải

  • Hành động của Lục Vân Tiên thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng. trên đường về kinh dự thi gặp bọn cướp quấy nhiễu nhân dân ngay lập tức Lục Vân Tiên đã: “Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha” chàng ra tay anh hào cứu giúp nhân dân.
  • Vân Tiên là chàng trai rất trọng lễ nghĩa đạo lí: sau khi đánh xong bọn cướp thấy hai người con gái nép mình than khóc sợ hãi chàng đã ân cần hỏi han. Nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga định ra trả ơn chàng đã ngăn lại. Điều đó chứng tỏ chàng là người rất trọng lễ nghĩa, đạo lí.

 

 

 

Câu 3: (Trang 115 - SGK Ngữ văn 9)

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thê nào? Hãy phân tích điéu đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.

Hướng dẫn giải

Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga:

  •  Nguyệt Nga là người con gái gia giáo, nền nếp, là người con hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ. Nàng còn là một cô gái dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường: “Chút tôi liễu yếu đào thơ”. Khi được Lục Vân Tiên cứu nguy, nàng rất muốn đền ơn nhưng áy náy, bãn khoăn không biết trả ơn thế nào "Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không". Tấm lòng chân thành của nàng là tấm lòng của một người trọng ơn nghĩa, nàng muốn mời Lục Vân Tiên về Hà Khê cùng mình để trả ơn.
  • Như vậy, Nguyệt Nga không chỉ là người con gái hiền lành, thùy mì, nàng còn là người ân nghĩa thuỷ chung. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp trên, nhưng khi được Vân Tiên giúp thoát khỏi bọn cướp, thái độ của nàng rất kính trọng và đầy hàm ơn, mong muốn được báo đáp ơn nghĩa với người có công cứu mạng

Câu 4: (Trang 115 - SGK Ngữ văn 9)

Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?

Hướng dẫn giải

Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói.

  • Hành động của Vân Tiên dũng cảm, mạnh mẽ, lời nói thì dứt khoát, thẳng thắn.
  • Hành động của Nguyệt Nga thì e dè kính cẩn, lời nói thì dịu dàng, nhỏ nhẹ.

Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian (truyện cổ tích, truyền thuyết). Nhân vật có tính chất nhất quán, đại diện cho chính nghĩa và phe phản diện. 

Câu 5: (Trang 115 - SGK Ngữ văn 9) 

 Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?

Hướng dẫn giải

  • Mang đậm màu sắc Nam Bộ: chất Nam Bộ được thấm sâu từ tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp cho đến lời ăn tiếng nói.
  • Sử dụng ngôn ngữ  mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật để xây dựng lên hình ảnh của Lục Vân Tiên, mang đặc trưng của vùng miền Nam Bộ: lời nói bộc trực, ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng…

Luyện tập (Trang 116 - SGK Ngữ văn 9)

 Hãy phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga),

Hướng dẫn giải

Đoạn trích có bốn nhân vật: Vân Tiên, Phong Lai, Nguyệt Nga, Kim Liên, mỗi nhân vật có một sắc thái riêng trong lời thoại.

  • Vân Tiên: sắc thái trong lời thoại thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn đối với Nguyệt Nga và Kim Liên.
  • Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh, kẻ cả: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”.
  • Nguyệt Nga: sắc thái lời thoại thể hiện sự dịu dàng, đoan trang của người con gái “Thưa rằng: Tôi Kiều Nguyệt Nga/Con nầy tì tất tên là Kim Liên”.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm